Tịnh nghiệp tam phước là gì?
Tịnh nghiệp tam phước, chúng tôi trước đây đã từng giảng qua nhiều lần rồi, có băng ghi âm, cũng có băng ghi hình, hình như cũng có sổ tay lưu hành. Phật nói tam phước, tổng cộng đã nói mười một câu. Mười một câu này chính là “đạo”. Trái ngược mười một câu này, đó chính là “phi đạo”.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Phước thứ nhất là phước nhân thiên, cũng chính là đạo của nhân thiên. Bạn có thể phụng hành thì đời đời kiếp kiếp không mất thân người; bạn không thể phụng hành đó chính là phi đạo. Phi đạo chính là ba đường ác, chắc chắn đọa ba đường ác. Bốn câu nói này là “Hiếu dưỡng phụ mẫu. Phụng sự sư trưởng. Từ tâm bất sát. Tu thập thiện nghiệp”. Chúng ta có hiểu ý nghĩa này hay không? Chúng ta có chịu làm hay không?
Trong câu thứ nhất nói rõ thập thiện là căn bản của căn bản. Sao gọi là hiếu, sao gọi là kính, điều này không thể không rõ ràng, không thể không sáng tỏ. Ở chỗ này tôi sẽ không giảng nhiều nữa.Phước thứ hai là Nhị thừa, là tiêu chuẩn mà người Nhị thừa tu. Có ba câu: “Thọ trì tam quy. Cụ túc chúng giới. Bất phạm uy nghi”. Đây là vào cửa Phật.
Phước thứ nhất là nền tảng vào cửa Phật, vẫn chưa vào cửa. Phước thứ hai mới vào cửa, trở thành đệ tử Phật, học trò của Phật. Chúng ta thử nghĩ, chúng ta có tư cách làm học trò của Phật không? Học trò của Phật nhất định phải tuân thủ sự ràng buộc của tam quy. Chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm không trái với lời giáo huấn của Phật. Tam quy, cái thứ nhất là “Quy y Phật”. Trong “Truyền Thọ Tam Quy” chúng ta nói rất rõ ràng, rất tường tận. Quy y Phật là Giác chứ không Mê. Chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm có phải là giác mà không mê hay không? Giác là “thị đạo”, mê là “phi đạo”.
Tư tưởng kiến giải của chúng ta có chính xác hay không? Tư tưởng kiến giải thuần chánh, tương ưng với Phật là thị đạo. Tư tưởng kiến giải bất chánh, tà tri tà kiến là phi đạo. Đây là ý nghĩa của “Quy y Pháp”.Thứ ba là “Quy y Tăng”. Tăng là lục căn thanh tịnh, không nhiễm mảy bụi. Chúng ta thử nghĩ, tâm của chúng ta có thanh tịnh không? Ý nghĩ của chúng ta có thanh tịnh không? Thân của chúng ta có thanh tịnh không? Môi trường cư trú của chúng ta có thanh tịnh không? Thanh tịnh là đạo, không thanh tịnh là phi đạo. Cho nên, đệ tử Tam Bảo niệm niệm phải tương ưng với “Giác-Chánh-Tịnh”, đây là “thị đạo”. Nếu như niệm niệm là “Mê-Tà-Nhiễm”, đó là “phi đạo”. Tư tưởng ngôn hạnh phải theo giới luật, đặc biệt là người mới phát tâm. Thực ra mà nói từ mới phát tâm đến Như Lai địa, Bồ Tát Đẳng Giác đều nghiêm trì giới luật. Các bạn đã có khi nào nhìn thấy Phật Bồ Tát phá giới, phạm giới không? Không hề có! Hình tượng của Phật Bồ Tát đều là lợi ích chúng sanh. Đệ tử Phật phải lấy Phật Bồ Tát làm tấm gương; học Phật thì phải học cho thật giống. Hình tượng này của chúng ta làm tấm gương tốt cho xã hội, cho tất cả chúng sanh. Chúng ta phải hiểu đạo lý này.“Bất phạm uy nghi”. Uy nghi chính là tấm gương tốt.
Phước thứ ba là nền tảng của Bồ Tát Đại Thừa. “Phát tâm Bồ Đề. Tin sâu nhân quả. Đọc tụng Đại thừa. Khuyến tấn hành giả”.
“Phát tâm Bồ Đề” chính là phát tứ hoằng thệ nguyện. Nguyện phát rồi phải thực hiện thì cái nguyện đó không phải nguyện suông, phải làm được. Cho nên, Bồ Tát có tâm hổ thẹn; hổ thẹn đang thúc đẩy động viên họ, khiến họ có thể quyết chí hướng thượng, dũng mãnh tin tấn. Hổ thẹn là đạo. Không hổ không thẹn, không biết xấu hổ, đó là phi đạo. “Tin sâu nhân quả”. Tôi giảng câu này giảng rất nhiều, nhân quả này không phải nhân quả phổ thông. Nhân quả phổ thông Bồ Tát đâu có đạo lý nào không biết. Cái nhân quả này là “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”. Đạo lý này, thật sự người biết không nhiều.
“Đọc tụng Đại thừa. Khuyến tấn hành giả”.“Đọc tụng Đại thừa” chính là gần gũi chư Phật Như Lai. Một ngày cũng không được sống phí, mỗi ngày đều phải gần gũi chư Phật Như Lai. Chư Phật Như Lai ở đâu vậy? Các kinh Đại thừa chính là chư Phật Như Lai. Mỗi ngày chúng ta phải đọc tụng. Phương pháp đọc tụng, trước tiên là gần gũi một vị thiện tri thức. Đây là bí quyết cầu học, cầu đạo của thế xuất thế gian, người vào thời xưa gọi là “sư thừa”. Nhất định là ở một vị thiện tri thức tại chỗ đó mà thành tựu, sau đó mới có thể tham vấn khắp vô lượng thiện tri thức.
Trích giảng: "THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN" - Tập 11
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm