Tinh tấn, niệm, định, tuệ là pháp chưa từng có
Thực hành tứ niệm xứ, thiết lập chánh niệm thường trực. Nhờ niệm liên tục, tâm gắn chặt với các đề mục của tứ niệm xứ mà định phát sinh.
Một thời Phật du hóa tại A-la-bệ Già-la, trong Hòa lâm. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:
- Thủ Trưởng giả có tám pháp vị tằng hữu. Những gì là tám? Thủ Trưởng giả có thiểu dục, có tín, có tàm, có quý, có tinh tấn, có niệm, có định, có tuệ.
5. Nói Thủ Trưởng giả có tinh tấn, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả thường thực hành sự tinh tấn, trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp, có ý tưởng ngồi dậy, chuyên nhất và kiên cố, tạo gốc rễ thiện, không hề từ bỏ sự tinh cần. Nói Thủ Trưởng giả có tinh tấn, là nhân đó mà nói.
6. Nói Thủ Trưởng giả có niệm, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả quán nội thân như thân, quán nội giác, nội tâm, nội pháp như pháp. Nói Thủ Trưởng giả có niệm, là nhân đó mà nói.
7. Nói Thủ Trưởng giả có định, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nói Thủ Trưởng giả có định, là nhân đó mà nói.
8. Nói Thủ Trưởng giả có tuệ, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả tu hành trí tuệ, quán sát sự hưng thịnh và suy tàn của các pháp; đạt được trí tuệ như vậy, Thánh tuệ minh đạt, phân biệt rõ ràng để hoàn toàn thoát khổ. Nói Thủ Trưởng giả có tuệ, là nhân đó mà nói.
Nói Thủ Trưởng giả có tám pháp vị tằng hữu, là nhân đó mà nói.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Vị tằng hữu pháp, kinh Thủ Trưởng giả [II], số 41 [trích])
Ở trích đoạn trước, chúng ta đã đề cập đến các pháp vị tằng hữu, gồm: 1-có thiểu dục, 2-có tín, 3-có tàm, 4-có quý. Đoạn này, tiếp tục giới thiệu những pháp vị tằng hữu còn lại: 5-có tinh tấn, 6-có niệm, 7-có định, 8-có tuệ. Trong tám chi phần của pháp vị tằng hữu này, có mặt trọn vẹn của trợ đạo Ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) và phần cốt lõi của Bát Thánh đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định). Thế nên, thực hành các pháp chưa từng có này là nền tảng để hướng đến thành tựu giác ngộ, giải thoát.
Tinh tấn là cố gắng đoạn trừ ác pháp, trau dồi thiện pháp; là nỗ lực dụng công tu hành. Thoạt nhìn, pháp này cũng không khó lắm nhưng khi đã dấn thân, cố gắng bền bỉ và kiên trì trên cả một lộ trình dài thì thật chẳng dễ dàng. Những ai duy trì được sự tinh tấn không ngừng nghỉ của sơ phát tâm thì thật hy hữu, vị tằng hữu.
Thực hành tứ niệm xứ, thiết lập chánh niệm thường trực. Nhờ niệm liên tục, tâm gắn chặt với các đề mục của tứ niệm xứ mà định phát sinh. Định ở đây chính xác là chứng đắc từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Bằng cách phát triển năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) nhằm chuyển hóa và đoạn trừ năm triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ) để đạt đến nhất tâm thành tựu chánh định. Niệm và định là kết quả của quá trình công phu tu tập đúng đắn, bền bỉ, lâu dài. Vì thế, những ai tu tập và thành tựu niệm, định là hy hữu, vị tằng hữu.
Tuệ ở đây là minh sát, thấy rõ sự sinh diệt của các pháp. Thấy ra bản chất sinh diệt tương tục của các pháp để phá tan vô minh, sự lầm chấp nhiều đời về cái “tôi, của tôi và tự ngã của tôi” được chiếu soi và sáng tỏ. Ngay đây, hành giả đạt được sự giác ngộ, vượt thoát khổ đau sinh tử, là bậc giải thoát nên được gọi là chưa từng có, vị tằng hữu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm