Thứ, 11/11/2019, 19:48 PM

Tinh thần Phật giáo là lý tưởng của nhân loại

Đức Phật không hoàn toàn là một nhà tôn giáo. Ngài là một bậc Giác ngộ, là một nhà đạo đức vĩ đại, đã cống hiến rất nhiều cho nhân loại. Nguồn mạch tâm linh từ tư tưởng và cuộc đời Ngài xuyên suốt hơn 2.500 năm nay. Giá trị ấy đã không hề gián đoạn và không hề thay đổi.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Nhân loại ngày nay phải đối diện với rất nhiều xung đột, mâu thuẫn, bạo hành. Vì lẽ đó, tinh thần từ bi, khoan dung, độ lượng, tha thứ, sẻ chia của Đức Phật là phương tiện hữu hiệu để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Xã hội tốt đẹp chính là lý tưởng của nhân loại. Xã hội càng văn minh, con người càng nhận ra những nét đẹp trong lời dạy của Phật. Ảnh minh họa

Nhân loại ngày nay phải đối diện với rất nhiều xung đột, mâu thuẫn, bạo hành. Vì lẽ đó, tinh thần từ bi, khoan dung, độ lượng, tha thứ, sẻ chia của Đức Phật là phương tiện hữu hiệu để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Xã hội tốt đẹp chính là lý tưởng của nhân loại. Xã hội càng văn minh, con người càng nhận ra những nét đẹp trong lời dạy của Phật. Ảnh minh họa

Bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy sự thánh thiện nơi con người Đức Phật. Sự thánh thiện nơi Ngài ảnh hưởng lớn lao đến con người và xã hội. Ai thực tập lời dạy của Đức Phật, sống một đời sống phạm hạnh đều có thể tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với xã hội họ mà đang sống, và sự ảnh hưởng ấy vẫn tiếp nối qua nhiều thế hệ.

Bài liên quan

Nhân loại ngày nay phải đối diện với rất nhiều xung đột, mâu thuẫn, bạo hành. Vì lẽ đó, tinh thần từ bi, khoan dung, độ lượng, tha thứ, sẻ chia của Đức Phật là phương tiện hữu hiệu để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Xã hội tốt đẹp chính là lý tưởng của nhân loại. Xã hội càng văn minh, con người càng nhận ra những nét đẹp trong lời dạy của Phật.

Tinh thần từ bi, trí tuệ của Đức Phật đã được trao truyền, tiếp nối. Lời dạy của Ngài đã được nhân loại đón nhận. Việc tôn vinh Đức Phật, việc chọn ngày ra đời của Ngài làm ngày hòa bình thế giới của Liên Hiệp quốc chính là sự nhận thức giá trị đích thực trong lời dạy của Ngài và trong chính cuộc đời Ngài.

Hôm nay, nhân dân và đồng bào Phật tử Việt Nam hân hoan đón chào ngày Đức Phật ra đời lần thứ 2.552. Đây là một ngày trọng đại đối với lịch sử nước ta: Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc, ghi nhận những đóng góp thiết thực của Phật giáo đối với quốc gia, xã hội.

Niềm vui này là niềm vui chung của những người con Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Từ lâu, Phật giáo đã là một phần văn hóa tâm linh của dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam qua bao thịnh suy của đất nước. Những giá trị của Đức Phật và của Phật giáo rõ ràng đã được tôn vinh trên đất nước thân yêu này.

Tinh thần từ bi, trí tuệ của Đức Phật đã được trao truyền, tiếp nối. Lời dạy của Ngài đã được nhân loại đón nhận. Việc tôn vinh Đức Phật, việc chọn ngày ra đời của Ngài làm ngày hòa bình thế giới của Liên Hiệp quốc chính là sự nhận thức giá trị đích thực trong lời dạy của Ngài và trong chính cuộc đời Ngài. Ảnh minh họa

Tinh thần từ bi, trí tuệ của Đức Phật đã được trao truyền, tiếp nối. Lời dạy của Ngài đã được nhân loại đón nhận. Việc tôn vinh Đức Phật, việc chọn ngày ra đời của Ngài làm ngày hòa bình thế giới của Liên Hiệp quốc chính là sự nhận thức giá trị đích thực trong lời dạy của Ngài và trong chính cuộc đời Ngài. Ảnh minh họa

Trước khi đại lễ chính thức diễn ra tại Hà Nội, rất nhiều tỉnh thành khác đã long trọng đón mừng Phật đản. Đại lễ không chỉ diễn ra tại các cơ sở tôn giáo mà còn diễn ra tại các trung tâm, hội trường trực thuộc Nhà nước và những nơi công cộng. Chính quyền địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ Tăng tín đồ trong việc tổ chức này.

Bài liên quan

Ngoài ra, niềm vui Phật đản tại Việt Nam còn được nhân lên bởi sự hội tụ của đại diện Phật giáo các nước. Lần đầu tiên Tăng Ni, Phật tử năm châu lục đã có mặt tại Việt Nam, cùng nhau chia sẻ niềm vui và cùng nhau bàn luận, nhằm đưa ra những hướng đóng góp mới, tích cực của Phật giáo cho xã hội hiện đại.

Phật đản năm nay không chỉ là cơ hội để chúng ta bày tỏ tấm lòng thành kính, tôn vinh, cúng dường Đức Phật, mà chúng ta còn tiếp nhận được nguồn mạch tâm linh nơi Ngài, khơi nguồn tình cảm sâu xa trong nhân loại, gợi nhắc lại những lời dạy của Phật, nghĩ về niềm hạnh phúc của những người thực hiện lời dạy của Ngài.

Tổ chức lễ hội Phật đản, vì vậy, còn là việc đánh thức lương tri của mỗi người. Mỗi người đều có hạt giống Phật – hạt giống của từ bi, trí tuệ. Khi lương tri thức tỉnh, con người sẽ sống với nhau trong tình thương yêu và sự hòa hợp, tránh được những mâu thuẫn, xung đột, đổ vỡ, bạo hành vốn là vấn đề nóng bỏng của thời đại. Xã hội vì thế sẽ tốt đẹp hơn và lý tưởng của nhân loại sẽ trở thành hiện thực, nhân gian hóa thành Tịnh độ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm