Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/08/2024, 08:31 AM

Tỉnh thức giữa quần mê

“Tinh cần giữa phóng dật/ Tỉnh thức giữa quần mê/ Người trí như ngựa phi/ Bỏ sau con ngựa hèn”.

Bài kệ số 29 của kinh Pháp cú có nhiều ý nghĩa ứng với năm Giáp Ngọ mà chúng ta cần phải suy ngẫm, vận dụng và làm kim chỉ nam trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là đối với người con Phật, học Phật, thực hành lời Phật dạy.

Trong xã hội, ở lĩnh vực, nghề nghiệp hay công việc nào cũng vậy, sự tinh cần  siêng năng, nỗ lực không ngừng luôn là yếu tố quan trọng đem đến sự thành công, kết quả nhất định. Nói cách khác, nếu có ý chí, chắc chắn sẽ có được kết quả tương ứng trong mọi công việc.

Hơn thế nữa, sự siêng năng, ý chí đó lại mang một động cơ tốt, hướng thiện, trong tinh thần vì lợi lạc chung trong đó có chính mình, hướng đến việc đoạn trừ tham sân si, hướng đến trí tuệ giải thoát thì kết quả theo đó sẽ hoàn toàn tốt đẹp.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Cùng với sự tinh cần - siêng năng đó là sự tỉnh thức trong từng suy nghĩ, lời nói và việc làm để không bị tám ngọn gió cuộc đời xô đẩy, cuốn theo những cám dỗ về tiền tài, sắc đẹp, danh vọng và các nhu cầu hưởng thụ khác.

Sự tinh cần và tỉnh thức là hai phẩm chất quan trọng làm nên trí tuệ của con người. Cũng như hai cánh của một con chim, đôi chân trước và đôi chân sau của con ngựa khiến cho con chim có thể tung bay lên bầu trời, con ngựa có thể phi vượt qua các chướng ngại vật.

Đó cũng là yếu tố làm nên sức mạnh, sự dũng mãnh của con ngựa tung vó lao lên phía trước. Và nếu có sự tinh cần mà thiếu sự tỉnh thức, hoặc có sự tỉnh thức nhưng lại không siêng năng, không có ý chí mạnh mẽ thì chúng ta cũng như con ngựa hèn, bị dính mắc vào vô vàn cám dỗ của cuộc đời, như hình tượng mà Đức Phật đã ví trong bài kệ đơn giản, sinh động và sâu sắc này.

Lời Phật dạy không chỉ dành riêng cho người tu, mà có thể vận dụng cho tất cả. Xem thông tin thời sự, quan sát trong xã hội, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng có người phấn đấu gần cả đời, nhưng chỉ có một giây phút tâm trí bị mê mờ, không sáng suốt, toàn bộ cơ nghiệp như đổ xuống sông xuống biển, thanh danh cũng tiêu tan theo bọt nước biển đời.

Trong Phật giáo có câu chuyện về ngài Ngộ Đạt quốc sư, một đại pháp sư thông kinh lãm sử, giỏi biện tài, được nhiều giới, trong đó có nhà vua - người lãnh đạo cao nhất của một đất nước, yêu kính. Chỉ vì một niệm không tỉnh thức, chỉ vì thụ hưởng cảm giác dễ chịu của mùi thơm tỏa ra từ pháp tòa bằng trầm hương do nhà vua ngưỡng mộ Phật pháp quý kính trân trọng ban tặng mà phải trả nghiệp báo đã tạo từ nhiều kiếp trước. Câu chuyện này như một tấm gương phản diện về tính nhân quả được nhắc đến trong nhà Phật, dành cho Tăng Ni và Phật tử tinh tấn, phải thường xuyên tỉnh giác, soi sáng để tự mình vươn lên vượt khỏi chính mình trước dòng đời đầy ma lực vật chất chi phối.

Đầu năm mới Giáp Ngọ, chúng ta cùng nghe lại lời Phật dạy qua một bài kệ trong kinh Pháp cú, với ước mong tất cả chúng ta sẽ được như “người trí”, như “ngựa phi” để góp phần phụng sự Chánh pháp và cuộc sống nhân sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

An tâm như thế nào?

Kiến thức 08:38 19/09/2024

Trong Thiền tông có một câu chuyện đối thoại giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và đệ tử thiền sư Huệ Khả. Thiền sư Huệ Khả cảm thấy trong tâm có nhiều vấn đề, nên muốn Tổ giúp đỡ mình an tâm. Vì thế, Tổ hỏi Thiền sư: “Tâm con ở đâu? Con hãy đem tâm bất an ra cho thầy xem thử!”.

Trăm năm trong cõi người ta

Kiến thức 07:28 19/09/2024

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Ở đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

Không quyến luyến, không trốn tránh

Kiến thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Kiến thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Xem thêm