Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/09/2021, 10:54 AM

Tình yêu thương và lòng trắc ẩn

Chúng ta càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác thì cảm giác bình an trong ta càng trở nên vững vàng hơn. Nuôi dưỡng cảm giác cởi mở và gần gũi với người khác tự nhiên sẽ khiến tâm trí thoải mái, thư giãn.

Suy ngẫm về lời khuyên của Đức Dalai Lama

Nhu cầu thương yêu là nền tảng căn bản cho sự tồn tại của loài người.

Nhu cầu thương yêu là nền tảng căn bản cho sự tồn tại của loài người.

Điều này giúp loại bỏ nỗi sợ hãi và bất an trong nội tâm cũng như tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta để vượt qua những chướng ngại mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Đó là nguồn gốc của thành công trong cuộc sống.

Tôi thường nói đùa rằng nếu thực sự muốn tự thương lấy mình, thì bạn phải hành động vì người khác thật nhiều. Bạn nên chăm sóc tốt cho người khác, quan tâm đến lợi ích của họ, giúp đỡ, phục vụ họ, kết bạn với thật nhiều người và cười với họ nhiều hơn. Kết quả là gì? Khi bạn cần sự giúp đỡ, thì bạn sẽ gặp rất nhiều cánh tay chìa ra cho bạn. Trái lại, nếu bạn phớt lờ hạnh phúc của người khác thì về lâu dài, bạn sẽ là kẻ thất bại.

Tôi xem tình cảm hay lòng thương yêu giữa người với người là một tôn giáo phổ quát. Cho dù có tín ngưỡng hay không thì tất cả mọi người đều khao khát yêu thương và được yêu thương, bởi tình thương cho chúng ta sức mạnh, hy vọng và sự bình an nội tại. Vì vậy, đó là điều tất yếu của mỗi người.

Cuối cùng, lý do tại sao tình yêu thương và lòng trắc ẩn lại mang đến hạnh phúc tối thực sự? Bởi vì bản thân chúng ta trân quý chúng hơn tất cả. Nhu cầu thương yêu là nền tảng căn bản cho sự tồn tại của loài người. Đó chính là kết quả của mối quan hệ duyên sinh sâu sắc giữa bản thân chúng ta và tha nhân.

Dalai lama

(Phổ Tâm/Báo Giác Ngộ lược dịch)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm