Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/06/2022, 12:25 PM

Tổ tiên tâm linh

Chín tháng nay, tôi sống trong Tăng thân để tập sự tu học, thực tập Thiền chánh niệm.

 Bên trong tôi, dòng sông tâm tưởng trôi dạt từ an ổn đến loạn động, từ quá khứ đến tương lai, tận mù khơi đến ngay trước mắt tạo thành những đợt sóng nhấp nhô có lúc dữ dội, có lúc êm dịu. Thực tập phép quán niệm hơi thở, chừng nửa giờ, thân tâm tôi lắng dịu.

Tôi đã ngồi yên để nhìn vào những đợt sóng bạc đầu nối tiếp nhau bày trò sinh diệt. Sóng là hiện tượng, nước là bản thể. Sóng tan thành nước. Nước có mặt ở khắp cùng. Nước có trong nguồn suối cao, trong lòng đất sâu, trong đám mây, chiếc lá và trong cơ thể tôi.

Với pháp môn, tôi được dạy - điều quan yếu là ta đang bước những bước thảnh thơi như thể bàn chân ta hôn trên mặt đất; ta quán tưởng lòng biết ơn khi thọ dụng tặng phẩm của đất trời; ta làm việc như người thanh nhàn vô sự nhất trên đời và thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng ta mỉm cười.

Trong thể tánh chơn như

Không chủ thể đối tượng

Đệ tử kính lạy Phật

Trong tương cảm mầu nhiệm.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nẻo về nguồn cội

Tôi quỳ xuống, chắp tay trước Pháp thân mầu nhiệm, trước Niết-bàn diệu tâm. Tôi thấy được Pháp thân mầu nhiệm biểu hiện trong làn gió mát trong, trong chiếc lá đưa vẫy gọi, trong cánh chim trời tự do và trong cụm mây trắng thong dong. Trong tương cảm mầu nhiệm, tôi không phải là tôi, tôi trở thành tất cả, tất cả có mặt đầy đủ trong tôi.

Sụp lạy năm vóc sát đất, tôi quán tưởng về quá khứ, hòa nhập vào dòng sinh mạng của tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống của mình. Tôi thấy mình chính là sự tiếp nối của tổ tiên. Vì vậy tôi chấp nhận và hòa đồng với tổ tiên.

Dòng chảy sinh động của lịch sử Phật giáo Việt Nam để lại cho hậu thế những kho tàng trí tuệ còn mãi với thời gian. Những chứng tích lịch sử từ thế kỷ XX như:

Trái tim bất diệt của Bồ-tát Thích Quảng Đức. Ngọn lửa từ bi của Ngài rực sáng, vang động năm châu. Chỉ 3 tháng sau khi Bồ-tát tự thiêu, dưới áp lực của quốc tế, tình hình Phật giáo nước nhà được bình ổn.

Khối óc trí tuệ của Đại lão HT.Thích Trí Quang. Trước cảnh Phật giáo bị chèn ép của chính quyền Sài Gòn, Sư ông dẫn đầu hàng vạn các nhà sư, Phật tử tổ chức những cuộc biểu tình bất bạo động, tuyệt thực. Những âm vang dũng mãnh, không khuất phục trước họng súng đen ngòm của quyền lực. Lịch sử sang trang, Sư ông im lặng sấm sét, không màng thế sự, khen chê, không thanh minh, không tiếp khách, thanh thản dịch kinh. Sư ông sống như để trả lời câu hỏi về mình ngày trước: Sư ông chỉ là một ông thầy tu không hơn không kém, bây giờ cũng như bao giờ.

Đức Đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận. Tháng 11-1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập. Đặc biệt, đây là đại hội lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã thống nhất tất cả các Giáo hội, giáo phái, hệ phái Phật giáo vào một ngôi nhà duy nhất. Đại hội đã nhất tâm cung thỉnh Sư ông đảm nhận ngôi vị Pháp chủ. Sư ông ra ba điều kiện: Trường Cao cấp Phật học tại ba miền Nam, Trung, Bắc và các Trường Cơ bản Phật học tại các tỉnh phải được mở; Tăng, Ni được phép xuất gia tu học; được hoạt động tự do tín ngưỡng tại các cơ sở tự viện trong cả nước và tín đồ Phật tử được đi chùa học Phật nghe pháp tu tập.

Sư ông là một vị chân tu khả kính, suốt đời vì đạo, vì đời. Xuất thế giới hạnh tinh nghiêm, nhập thế lợi lạc quần sanh. Sư ông luôn khơi dòng trí tuệ Văn Thù và thể hiện hạnh nguyện Phổ Hiền làm tốt đời đẹp đạo. Nhờ đó, toàn thể hàng hậu học hôm nay được học tập Chánh pháp và thấm nhuần thâm ơn pháp nhũ.

Từng nhịp, từng nhịp trong trái tim phập phồng, thôi thúc tôi về. Cuối cùng, tôi đã trở về. Tôi trở về ngủ yên trong lòng đạo cả. Chờ khi ánh mai lên, tỏa sáng khắp khung trời ước mơ.

Từng nhịp, từng nhịp trong trái tim phập phồng, thôi thúc tôi về. Cuối cùng, tôi đã trở về. Tôi trở về ngủ yên trong lòng đạo cả. Chờ khi ánh mai lên, tỏa sáng khắp khung trời ước mơ.

Vì sao phải hiếu kính với tổ tiên, ông bà?

Dòng tu Tiếp hiện là một dòng tu theo phái Phật giáo dấn thân, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập tại Việt Nam vào tháng 2-1966. Ba tháng sau, Sư ông lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến tranh ở Việt Nam, truyền đạt các thông điệp vì hòa bình. Sư ông dự định trở về sau ba tháng. Vậy mà Sư ông phải ở đó suốt 40 năm.

... Đời đi về muôn lối

Quan san mộng hải hà

Chút lửa hồng bếp cũ

Ấm áp bóng chiều xa...

Ngọn lửa hồng bếp cũ cháy mãi trong trái tim tha phương, thấm đượm những chân tình hoài vọng quê hương. Cả cuộc đời Sư ông đi tìm chìa khóa hạnh phúc cho nhân loại. Chìa khóa đó chính là “Thực tại nhiệm mầu”, là “Bây giờ và ở đây”.

Trải qua bao nỗi gian truân triền miên nửa thế kỷ, cuộc đời các ngài đã rẽ ra những hướng khác nhau, để lại cho hậu thế khúc bi hùng âm vang hào khí ngất trời.

Cánh cửa mở rộng

Năm 23 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu đi trên con đường tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Trang bị trên mình “đôi cánh non nớt”, tôi tìm về xứ sở “đất lành chim đậu”. Sài Gòn mênh mông, rộng lớn “dang tay” đón chào bất kỳ ai mang trong mình những ước mơ, hoài bão. Mảnh đất tình người quá đỗi gần gũi, quá đỗi năng động, giúp tôi hòa nhập ngay lập tức.

Tôi bắt đầu công việc phấn trắng, bảng đen. Nhìn khắp lượt bên dưới, những ánh mắt tròn xoe như những chú chim non và tiếng âm vang rộn rã, thích thú trong tiết học kỹ năng sống - môn học mà bất kỳ học sinh nào cũng mong đợi.

Cầm trên tay viên phấn trắng, đứng trước bảng đen, tôi thấy rằng hai màu sắc tương phản nhau nhưng không tách biệt nhau, nương vào nhau mà biểu hiện. Phấn trắng nương bảng đen để hạt bụi phấn tách rời, bảng đen nương phấn trắng để viết nên sắc màu mới. Tự bao giờ, sự hợp nhất giản đơn này đã tạo ra những nét chữ từ trái tim hằn sâu trong miền ký ức của tuổi học trò. Cái thuở của khung trời hồn nhiên đầy mộng mơ.

Từ đó, tôi được nuôi dưỡng mỗi ngày bằng những tâm hồn trong trẻo và nụ cười, ánh mắt thơ ngây của trẻ thơ.

... Ngây thơ mắt biếc hồn vô tội

Tràn ngập nhân gian vạn tiếng cười

Sầu đau nhân loại như mây khói

Phút chốc tan dần trong nắng mai...

Trong các bài thực tập thiền quán, Sư ông Làng Mai có hướng dẫn bài thực tập trở về tiếp xúc, ôm ấp và vỗ về em bé năm tuổi trong ta. Hành giả quán tưởng mình là một em bé năm tuổi. Vào tuổi đó, ta mong manh và rất dễ bị thương tích. Thấy được mình là một em bé dễ bị thương tích như thế, ta sẽ thấy tội nghiệp cho ta, ta sẽ thấy xót thương dâng lên, thấm vào con người của mình. Ta cười với em bé năm tuổi bằng nụ cười của cảm thông, của xót thương. Nội kết của ta sẽ được chuyển hóa dần với sự thực tập này. Bằng sự hiểu biết, ta bắt đầu chấp nhận. Và ta sẽ có thể dùng hiểu biết và tình thương của ta để trở về giúp người ta thương được chuyển hóa như ta. Ta đã trở nên dễ chịu, ngọt ngào, có thêm nhiều bình tĩnh và kiên nhẫn.

Tôi nghe tiếng gọi nhiệm mầu vang lên nơi từng tế bào trong cơ thể.

Tôi nghe tiếng gọi nhiệm mầu vang lên nơi từng tế bào trong cơ thể.

Tôi chăm chỉ thực tập như thế. Sau hai năm, nhân duyên lành dẫn dắt tôi tham gia một tổ chức xã hội về bảo trợ giáo dục cho trẻ em khó khăn. Từ những chuyến đi qua các miền quê xa xôi của đất nước, được hòa vào với nhiên thiên, con người, nơi có những điều kiện sống khó khăn, tôi thấu hiểu sâu hơn về hai chữ “tình người”.

Tôi như cảm nhận được rằng, đất mẹ đã nuôi dưỡng tôi, đưa tôi đến để trò chuyện với người có những trăn trở, khó khăn tại những vùng đất mới. Càng đi, tôi càng nhận ra mình thật nhỏ bé giữa mênh mông, nhưng tôi không được phép để lòng mình nhỏ hẹp.

Tôi nghe có tiếng gọi của em thơ

Cánh cửa không thể nào còn khép lại

Cánh cửa tôi mở rộng trước gió

Mang tình thương trải khắp muôn phương.

Tôi nghe tiếng gọi nhiệm mầu vang lên nơi từng tế bào trong cơ thể. Từng nhịp, từng nhịp trong trái tim phập phồng, thôi thúc tôi về. Cuối cùng, tôi đã trở về. Tôi trở về ngủ yên trong lòng đạo cả. Chờ khi ánh mai lên, tỏa sáng khắp khung trời ước mơ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm