Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/05/2022, 09:08 AM

Đi tìm lịch sử 5.000 năm của dân tộc trên ban thờ tổ tiên người Việt

Tôi thường nói, văn hóa của người Việt, là "văn hóa của lòng biết ơn". Và, người Việt, đi qua nhiều ngàn năm, đã có cách để xây dựng lòng biết ơn riêng cho dân tộc mình.

Chúng ta đã khảo chứng theo hướng đi tìm sự xác tín, tính xác thực của lịch sử trên văn bản, trên khảo cổ, trên dấu tích chữ viết, trên gen, thiên văn... Nhưng đây đó, bản thân thực tại đời sống của con người vẫn như một dòng chảy liên tục và bất tận, vẫn cứ diễn ra thì chúng ta lại ít đề cập đến.

Hai chữ "tổ tiên" đã được hiểu như thế nào trên tiến trình đi tìm lịch sử của dân tộc?

Tổ tiên, là cách gọi khác của hai chữ "nguồn cội". Thờ tổ tiên chính là thờ nguồn cội mình. Người Việt, từ rất sớm, đã có ý thức đó để duy trì lịch sử giống nòi của mình. Chỉ có chúng ta, chỉ có con cháu bây giờ mới chưa bắt đầu tìm tòi sâu xa từ điều đó.

Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Người Việt, đi qua nhiều ngàn năm, đã có cách để xây dựng lòng biết ơn riêng cho dân tộc mình.

Người Việt, đi qua nhiều ngàn năm, đã có cách để xây dựng lòng biết ơn riêng cho dân tộc mình.

Trên dòng chảy đất nước này, nơi tộc người Việt của chúng ta, có thờ và giỗ cội nguồn tổ tiên của mình không? Và việc thờ, cúng giỗ có nâng lên thành quốc giỗ như vậy không?

Câu trả lời là có.

Khác chăng là ở đất nước này, người dân, đại bộ phận thì không còn đọc được chữ viết của cha ông, nên việc, đã từng diễn ra là bài bác, đốt phá và bôi nhọ lên chính cội nguồn, nghi ngờ về Thần Nông... nghi ngờ chính tổ tiên mình trở thành chuyện bình thường. Còn giới nghiên cứu thì không xem trọng cái nền "cội nguồn", cái nền "tổ tiên" vô cùng thiêng liêng và quý báu trong việc "thờ" như một minh chứng lịch sử bất di của dân tộc, của thời đại Hữu Hùng.

Trên đất nước này, nếu tước đi phần thờ, thờ tổ tiên (nguồn cội) trong gia đình và thờ tổ tiên (các anh hùng dân tộc) ở đền miếu, thì... đất nước này không còn linh hồn (văn hóa) Việt, lịch sử Việt.

Trở lại việc chúng tôi muốn đề cập trên ban thờ mỗi gia đình. Là người Việt, không có một người Việt nào không có ban thờ tổ tiên trong ngôi nhà của mình.

"Có thờ có thiêng", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "chim có tổ người có tông"... đó là những di ngôn của giống nòi Việt từ khởi thủy, truyền đi qua nhiều ngàn năm, con cháu vâng giữ thành nếp đạo của dân tộc.

Nếp đạo ấy đã thành tục lệ tế Thần Nông ở làng quê tôi mỗi vụ mùa lên xuống đồng vẫn còn.

Nếp đạo ấy thành hội làng giỗ Thành Hoàng làng ở khắp các tỉnh miền Bắc từ Lão Tử, Triệu Đà, Lưu Bang... vẫn đó.

Nếp đạo ấy, là Hiếu với tổ tiên, là "ly hương bất ly tổ", là cội nguồn dân tộc mà cháu con nhờ "thờ và giổ" mà không quên cho đến nay.

Tôi ngạc nhiên là, khi khắp nơi nơi, ở những ngôi nhà miền Trung đều thờ Tran ở hai đầu hồi, họ gọi là Tran Ông Tran Bà. Chính vì cách gọi rất Việt nhưng rất ư bình dị này mà người ta đã bỏ dần, bỏ đi nhiều việc thờ Tran Ông Tran Bà này ở nhân gian của từng gia đình người Việt hiện giờ.

Tran Ông là thờ ai? Tran Bà là thờ ai?

Ở miền Bắc, việc thờ ở gia đình gọi là "ngũ tự gia đường", là thờ ai ở đó?

Tổ nghề, Tổ Bách Nghệ là ai? Tổ Chủ Bách Cốc là ai? Và "họ" là ai mà được người Việt ta thờ cúng nhiều đời lưu truyền trong nhà?

Trên tran Tiên Sư, nhà nhà người dân quê tôi, xưa, ông bà đặt ba bát hương ở đó.

Một bát, thờ: "Tam Giáo Thánh Hiền Lịch Đại Tiên Sư".

Bát thứ hai, thờ: "Bách Công Kỹ Nghệ Tổ Sư Tôn Thần".

Bát thứ ba, chung cho: "Đông Trù Tư Mạnh Táo Quân" và "Thổ Công Ngũ Phương Ngũ Vị Tôn Thần".

Tran Tiên Sư phải đặt thờ bên đầu hồi phía tay phải, mặt trông hướng ra theo hướng nhà. Và, phải đặt cao hơn ban gia tiên.

Tôi từ nhỏ, cứ không hiểu, sao đã có ban tổ tiên thờ uy nghi giữa nhà, còn thờ thêm cái Tran làm gì? Thuở thầy tôi còn, Người cũng không giải đáp làm tôi thỏa mãn.

Sau này, ra miền Bắc, thấy nhà nào cũng thờ ban thờ trang nghiêm giữa nhà, nhưng, cái làm tôi thắc mắc, không có câu trả lời, sao lại thờ chung thần linh lên ban gia tiên?

Vì, như hồi ấy tôi hiểu, quê tôi "không thờ thần linh", trên ban gia tiên, sao ngoài này lại thờ chung trên ban gia tiên? Đi sâu tìm hiểu, đi thực tế đến các gia đình, tìm hỏi các nơi còn lưu giữ sự cổ kính truyền thống thờ nhiều đời nơi gia đình, hỏi các thầy cúng... mới vỡ lẽ.

Con đường, mỗi ngày được khơi nguồn sáng từ tổ tiên để chúng tôi hiểu ra ngọn nguồn tổ tiên mình, ngọn nguồn dân tộc mình.

Tôi thường nói, văn hóa của người Việt, là "văn hóa của lòng biết ơn". Và, người Việt, đi qua nhiều ngàn năm, đã có cách để xây dựng lòng biết ơn riêng cho dân tộc mình.

Thật vậy.

Chúng ta chỉ thực sự bị đánh mất giá trị văn hóa của lòng biết ơn gần đây thôi.

"Bách Công Kỹ Nghệ Tổ Sư" là ai? Mà người dân quê tôi thờ trong nhà bao đời truyền nhau như vậy?

Ở Hà Nội, nơi khu phố cổ Hàng Bạc, người xưa đã dựng một ngôi đền thờ Tổ Nghề. Đó là ngôi đình Kim Ngân, có số là 42, phố Hàng Bạc. Người dân làng nghề, từ làng Châu Khê, lên đây lập phố, lập phường làm nghề và lập ra ngôi đình này.

Tôi ngạc nhiên khi thấy nơi đây, dựng đình thờ ông tổ nghề chạm bạc Cụ Lưu Xuân Tín, họ không quên thờ Tổ Bách Nghệ cao nhất. Vậy, " Bách Công Kỹ Nghệ Tổ Sư Tôn Thần" được thờ trong mỗi nhà người Việt, và đức "Bách Nghệ Tổ Sư" ở Đình Kim Ngân là ai? Là một hay là hai với vị thần được thờ ở Tran Tiên Sư?

Từ những gợi mở này, mong rằng chúng ta sẽ lưu tâm hơn và hiểu về Đạo thờ Tổ Tiên của người Việt đúng với tầm vóc một đi sản lớn vô cùng quý giá nhất của dân tộc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tết Chôl Chnăm Thmây có những hoạt động gì?

Tâm linh Việt 15:37 14/04/2024

Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay diễn ra từ 13/4 đến 16/4. Chôl Chnăm Thmây, còn gọi là lễ chịu tuổi, Tết năm mới của người Khmer ở Nam bộ.

Cúng tết Thanh minh cần chuẩn bị những gì?

Tâm linh Việt 14:54 09/04/2024

Tết Thanh minh là một trong những nét đặc sắc của văn hóa người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên. Vào ngày này, thường những người còn sống sắp xếp về dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của người thân, tổ tiên mình.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 09/04/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Những chỉ dấu của sự bình yên

Tâm linh Việt 08:56 13/03/2024

Yêu những mái chùa thân thương, tôi yêu biết bao thành phố rộng lớn, bao dung này.

Xem thêm