“Tôi lấy lời dạy giản dị của Đức Phật và quan sát tâm mình tự nhiên”
Buông bỏ ít, hạnh phúc ít. Buông bỏ nhiều, hạnh phúc nhiều. Buông bỏ hoàn toàn, hạnh phúc hoàn toàn. Buông bỏ là không nắm giữ, không dính mắc vào pháp hữu vi. Hạnh phúc là kết quả của sự không chấp thủ đó.
Người khéo tu là người học được nghệ thuật buông bỏ hay phá chấp, nhất là chấp vào tầm thân ngũ uẩn này. Nếu tấm thân tứ đại hữu vi này ví như ngôi nhà thì chúng ta phải là kẻ theo Phật làm “phá gia chi tử”.
Tự chứng ngộ
Trong việc tu hành của bản thân, tôi chưa bao giờ đặt nặng vấn đề nghiên cứu kinh điển. Tôi lấy những lời dạy giản dị, thẳng thắng của Đức Phật làm căn bản và bắt đầu quan sát tâm mình một cách tự nhiên.
Khi tu hành, hãy quan sát chính mình, rồi dần dần trí huệ và tri kiến sẽ tự chúng tìm đến. Nếu bạn ngồi thiền với ý nghĩ rằng phải như thế này hay thế kia thì đừng thiền làm gì. Đừng đem những định kiến hay ước muốn vào sự tu hành của bạn. Hãy xếp vào kho mọi quan niệm và kiến thức của bạn. Hãy vượt lên tất cả ngôn từ, biểu tượng, dự định và kế hoạch, và rồi bạn sẽ tìm thấy chân lý hiển lộ ngay tại đây.
Nếu bạn không quay vào trong, bạn sẽ không bao giờ biết sự thật. Tôi bỏ ra vài năm đầu trong quá trình tu học của mình để nghiên cứu kinh điển và đi nghe các vị thầy và học giả thuyết giảng, cho đến khi những kiến thức này gây trở ngại nhiều hơn là hỗ trợ cho tôi. Thật ra tôi đã không biết cách nghe pháp, bởi vì tôi không biết nhìn vào bên trong.
Các vị thiền sư giảng dạy về chân lý nội tại. Qua sự tu hành tôi bắt đầu hiểu rằng nó nằm ngay trong tâm tôi. Sau một thời gian dài tôi mới biết rằng những vị thầy này đã chứng ngộ Chân Lý, và nếu chúng ta đi theo con đường của các Ngài, chúng ta sẽ chứng nhận tất cả những gì các Ngài đã nói. Và rồi chúng ta có thể nói, "Đúng, họ nói đúng. Có gì khác hơn đâu? Chỉ vậy thôi.” Khi tôi dốc tâm tu tập, tôi thấy nó quả thật như vậy.
Nếu bạn thích học hỏi giáo pháp hãy bỏ xuống. Chỉ nghiên cứu lý thuyết không thôi thì chẳng khác nào “bỏ hình bắt bóng". Bạn không cần tìm hiểu nhiều. Nếu bạn tu hành dựa theo những điều căn bản, bạn tự nhiên sẽ nhận biết giáo pháp.
Chỉ nghe pháp thôi không đủ. Hãy chỉ nói với chính mình. Hãy quan sát chính tâm mình. Nếu bạn dứt bỏ được đầu óc suy nghĩ, lý luận này, bạn sẽ có được một tiêu chuẩn chân chính để phán đoán, nếu không thì sự hiểu biết của bạn không đủ sâu sắc. Cứ tu tập như thế đi, rồi những gì phải đến sẽ đến.
Dịch giả: Minh Vi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm