Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/04/2022, 12:23 PM

Tội và phước!

Phước là do lòng mình chân thành muốn Tam bảo thường còn để lợi lạc chúng sinh, đó là tâm tốt. Từ tâm tốt ban đầu nên quả tốt theo sau. Còn người cầu lợi, muốn có phước vô lượng vô biên nên cúng, đó là tâm tham, làm sao có phước được.

Đức Phật ngày nay bị hiểu lầm quá nhiều. Ngài từng tuyên bố: “Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai” mà bây giờ Phật tử lại xin Phật đủ thứ. Phật cho con cái này, cho con cái kia; nếu Phật cho được thì Ngài đâu nói lý nhân quả làm chi. Chúng ta làm nhân lành hưởng quả lành, tạo nhân ác chịu quả ác, đó là quyền của mình, chứ không phải của Phật. 

Trong kinh, Phật nói một Phật Tử tạo tội ác với một người khác , tạo tội ác thì cả hai đều bị quả báo ngang nhau. Không phải Phật Tử tạo tội ác, chịu quả báo nhẹ hơn người khác đạo tạo tội ác. Tội ác đã tạo ra thì nghiệp quả công bằng, nặng nhẹ cùng chịu như nhau, không có sai biệt. Giả sử mình làm điều tốt với nhiều người, nhưng thương tổn một người, rồi cho rằng: “Tôi vì cứu nhiều người, nên làm khổ một người, vì vậy không có tội”. Nghĩ như vậy là không được.

Trong kinh Ưu Bà Tắc, Phật kể lại đời quá khứ Ngài tu hạnh Bồ tát, đi cùng chuyến đò với những người thương buôn. Giữa đường, anh lái đò tìm cách giết thương buôn để lấy tiền. Ngài biết được nên giết anh lái đò để cứu những thương buôn.

Người thật hiểu đạo Phật, trong cuộc sống lúc nào cũng có cái nhìn đúng như thật, không gian dối, không lừa gạt. Còn người không hiểu thì hay lo sợ.

Người thật hiểu đạo Phật, trong cuộc sống lúc nào cũng có cái nhìn đúng như thật, không gian dối, không lừa gạt. Còn người không hiểu thì hay lo sợ.

Thế thường người ta cho rằng giết như vậy không có tội, nhưng trong kinh nói dù Ngài cứu nhiều người, nhưng đã giết ai thì phải chịu tội với người đó. Phần phước đối với những người kia là chuyện khác. Như vậy mới công bằng chứ. Chứ giết người mà khỏi tội thì không công bằng rồi. Phật Tử nên nhớ ta làm khổ một người thì tội với một người, giúp được một trăm người thì có phước với một trăm người. Việc nào ra việc ấy, rõ ràng như vậy.

Tôi giết hay làm khổ một người để cứu nhiều người có ảnh hưởng gì đến cuộc sống này không? Ví dụ trong xóm, có một người bất lương phá hại, cướp bóc xóm làng, bây giờ mình tố cáo khiến họ phải ở tù. Như vậy đối với kẻ xấu kia mình là người hại họ, nên họ vẫn thù mình như thường. Nhưng vì Tâm ta muốn giúp cho xóm làng yên vui nên chấp nhận tất cả. Tới chừng ra khỏi tù, họ muốn hại lại như vây đánh mình, khi ấy những người được ta cứu trước đó bênh vực lại. Như vậy nhân quả rõ ràng. Mình làm khổ người nào thì người đó trả thù, mình giúp người nào thì người đó trả ân. Chứ đừng hiểu lầm ta hại người này để cứu người kia là không có tội.

Cho nên Phật tử khi làm việc gì phải chấp nhận hậu quả của việc đó. Chúng ta thường hay tránh né tội lỗi, làm phước một chút, hay hại một người để giúp nhiều người, thì cứ bảo mình làm phước, không có tội. Hiểu như vậy là trái lẽ đạo, thiếu sự công bằng. Người thật hiểu đạo Phật, trong cuộc sống lúc nào cũng có cái nhìn đúng như thật, không gian dối, không lừa gạt. Còn người không hiểu thì hay lo sợ.

Thí dụ đối với người ác, mình muốn trừ khử họ để cứu nhiều người nhưng sợ tội thành ra không dám làm, đó là ích kỷ. Còn ta chấp nhận có tội với kẻ ác, để cứu nhiều người lương thiện khác, thì hậu quả thế nào cũng được. Họ chửi cũng được, đánh cũng được, giết cũng được. Gan dạ chấp nhận như vậy, mới là tâm niệm cao thượng của người Phật Tử hiểu đúng lẽ thật.

Trong đạo Phật, tâm ích kỷ và tâm từ bi lợi tha khác nhau. Người có tâm từ bi lợi tha luôn làm điều tốt và chấp nhận thiệt thòi. Người có tâm ích kỷ dù làm việc tốt mà mình bị thiệt thòi thì cũng không làm. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy thế nào là đạo đức chân thật và đạo đức giả dối.

Đức Phật đã nói Ngài không có quyền ban phước xuống họa cho ai, đó là Ngài nói lẽ thật. Nhưng chúng ta bây giờ mỗi lần đem phẩm vật đến cúng chùa thì đòi đủ thứ. Vì vậy quý thầy quý cô cũng phải chiều lòng nên tán thán công đức vô lượng vô biên, v.v… đủ thứ. Thật ra, nếu chúng ta cúng chùa với lòng thành của mình, vì muốn Tam bảo hiện hữu mãi ở thế gian, nên phụ giúp cho quý thầy, quý cô yên tâm tu hành, giảng dạy cho mọi người hiểu đạo. Đó là tốt rồi, đòi làm chi nữa. Nhưng nói thế người ta không cúng đâu, nghe khô khan quá.

Tu là mỗi người tự thấy lỗi lầm của mình rồi tránh sửa. Tránh sửa, không tạo tội ác, không gây lỗi lầm thì tự mình đầy đủ phước đức, tự mình tốt rồi, đâu cần ai ban cho.

Tu là mỗi người tự thấy lỗi lầm của mình rồi tránh sửa. Tránh sửa, không tạo tội ác, không gây lỗi lầm thì tự mình đầy đủ phước đức, tự mình tốt rồi, đâu cần ai ban cho.

Cho nên Tăng Ni phải khen ngợi công đức cúng dường vô lượng vô biên, như vậy Phật tử mới vui. Lâu ngày thành lệ, cứ nói cúng là phước đức vô lượng vô biên, nên thiên hạ rủ nhau: “Cúng chùa có phước lắm nghen”, mà không biết tại sao có phước. Phước là do lòng mình chân thành muốn Tam bảo thường còn để lợi lạc chúng sinh, đó là tâm tốt. Từ tâm tốt ban đầu nên quả tốt theo sau. Còn người cầu lợi, muốn có phước vô lượng vô biên nên cúng, đó là tâm tham, làm sao có phước được.

Chúng ta kiểm lại xem đạo Phật là đạo chuộng lẽ thật, mà người tu thiếu lẽ thật thì vô tình đánh lừa Phật tử. Đánh lừa bằng cách bảo: “Nhà con có cha bệnh, để thầy cầu an cho” hoặc “Nhà con có mẹ mất, để thầy cầu siêu cho”. Nếu chiếu theo luật nhân quả thì thầy có thể cầu được không? Luật nhân quả nói rõ ràng, ai làm người đó phải chịu quả báo của mình. Nếu cầu được thì Phật không dạy chúng ta tu. Ai làm gì cứ làm, có tiền đưa thầy cầu cho thì không có tội lỗi chi hết, như vậy khỏi tu. Còn nếu tu thì không phải do cầu mà được.

Tu là mỗi người tự thấy lỗi lầm của mình rồi tránh sửa. Tránh sửa, không tạo tội ác, không gây lỗi lầm thì tự mình đầy đủ phước đức, tự mình tốt rồi, đâu cần ai ban cho. Chứ còn cúng mà không chịu tu, cứ ỷ lại Thầy lo cho mình hết thì cúng chùa hóa ra là đóng tiền bảo hiểm sao? Cúng rồi, mà bệnh Thầy không đến kịp liền buồn trách Thầy không thương, vì không đáp lại đúng những gì Phật tử mong muốn. Vậy thì đồng tiền bỏ ra chỉ để đáp lại những yêu cầu trước mắt thôi, chứ không có ý nghĩa sâu xa, như gieo duyên với Tam bảo để được lợi ích cho nhiều người. Làm như vậy vô tình đạo Phật không còn là đạo của lẽ thật nữa.

Đạo Phật chuộng lẽ thật, mà bây giờ biến thành đạo huyền hão, không có lẽ thật, lỗi tại đâu? Chính những người hướng dẫn phải chịu trách nhiệm này, chứ Phật tử có biết gì. Thế nên người tu phải hiểu thật thấu đáo trách nhiệm của mình. Như Phật tử muốn tu theo đạo Phật cho hết khổ, thì phải dạy họ thấy được lẽ thật. Ví dụ khi biết Tâm Con Người là một dòng chuyển biến đổi thay, tùy duyên tùy cảnh, có người nào đó đổi thay với mình thì chúng ta cười thôi, không trách móc giận hờn. Đó là lẽ thật ta kinh nghiệm rồi, nên đâu có khổ.

Trích “ Đạo Phật chuộng lẽ thật, nói thẳng lẽ thật” – HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm