Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/07/2021, 08:55 AM

Tội và phước với người Phật tử

Mọi sự an vui và đau khổ trên đời nầy đều do tội và phước mà sanh ra, vì thế muốn có được sự tu hành chân chính, trước hết chúng ta phải thấu hiểu thế nào là tội và thế nào là phước.

Tội và phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy chứ không phải là chuyện ảo huyền.

Người biết làm phước thường là người có tâm hướng thiện.

Người biết làm phước thường là người có tâm hướng thiện.

Thế nào là tội? 

Tội là hành động làm cho người khác đau khổ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Người làm tội hiền hay dữ? Dĩ nhiên là người dữ người xấu. Tội có nhẹ có nặng, tội nhẹ là tội gây ra bởi việc làm không cố ý nghĩa là hành động do thân hoặc khẩu gây ra nhưng không được sự đồng tình của ý. Tội nặng là những hành động cố ý, nghĩa là do sự phối hợp của cả thân, khẩu và ý.

Tóm lại, tội phát xuất từ ba nghiệp thân, khẩu, và ý của chúng ta. Nơi thân: giết người, trộm cắp, tà dâm. Nơi miệng: nói dối, nói lưỡi đòn xóc, nói thêu dệt và nói hung ác. Nơi ý: tham, sân, si và tà kiến. Nếu có sự hợp tác chặt chẻ của ba nghiệp nầy là trọng tội.

Thế nào là phước?

Phước là những hành động đem lại sự an vui cho mình và cho người ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Người biết làm phước thường là người có tâm hướng thiện. Làm phước có hai thứ: hữu lậu và vô lậu.

Tại sao phải cần tránh tội làm phước?

Hãy tâm niệm mang lại hạnh phúc cho người và lấy cái hạnh phúc, cái an lạc của người, làm cái hạnh phúc và an lạc của mình.

Hãy tâm niệm mang lại hạnh phúc cho người và lấy cái hạnh phúc, cái an lạc của người, làm cái hạnh phúc và an lạc của mình.

Cuộc đời nầy vốn dĩ đã khổ đau lắm rồi, nếu không làm cho nó vui được thì thôi chứ đừng làm cho nó phải khổ đau thêm. Tránh gây đau khổ cho người cũng là tránh tạo nghiệp cho mình. Nên nhớ rằng bất cứ gì ta làm trong hiện tại cũng đều là nhân của cái quả ở vị lai. Nếu ta gieo nhân khổ thì làm sao hái quả vui cho được. Hãy tránh tối đa trong việc gieo nhân khổ và hãy luôn nhớ rằng "giọt nước tuy nhỏ nhưng cũng có thể làm tràn hồ." Thế nên, dù một tội nhỏ, tránh được ta cũng quyết tránh. Cợn cáu dù ít ta cũng nên gạn bỏ đi. Ngược lại, làm việc phước dù thật nhỏ, làm được, cũng quyết làm.

Hãy tâm niệm mang lại hạnh phúc cho người và lấy cái hạnh phúc, cái an lạc của người, làm cái hạnh phúc và an lạc của mình. Hạnh phúc và an lạc không phải dễ tìm, nhưng cũng không có khó. Chúng ở ngay trong ta, đừng nhìn cuộc đời tương phản nầy mà chán nản vì những kẻ buông lung phóng túng lại đôi khi được hưởng giàu sang phú quí, còn những ai cố giữ gìn lại chả được gì mà còn mất mát nữa là khác.

Ta hãy nhìn Đức Thế Tôn đã đầy đủ vô lượng phước đức, thế mà vẫn xỏ kim cho A na luật để mót phước, huống hồ gì chúng ta.

Tóm lại, tội phước chẳng những chuyện là thực tế, mà có khi còn là chuyện nhãn tiền nữa. Hãy tự mình tránh tội làm phước và tán thán những ai đang tránh tội làm phước, hoặc đang tiếp tay làm giảm thiểu đau khổ cho chúng sanh. 

Thiện Phúc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm