Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/06/2020, 08:47 AM

Tôn giả La Hầu La Đa: Vị tổ Thiền tông đời thứ mười sáu

Từ Đức Phật Thích ca từng đời truyền về sau, Tôn giả La Hầu La Đa là vị Tổ đời thứ mười sáu của dòng Thiền tông. Tôn giả người nước Ca Tỳ La, cha tên Phạm Ma Tịnh Đức. Ngài là người con thứ, hằng ngày chỉ thích săn sóc vườn tược, cây cối.

 Tôn giả Tăng Già Nan Đề: Ba tuổi đã tinh thông Phật pháp

Lễ truyền Thiền tông đặc biệt 

Một ngày nọ, một cây trong vườn nẩy sanh thứ nấm lạ, ông nhổ về ăn thử, thực  ngon lành. Nhân Tổ thứ mười lăm Ca Na Đề Bà đến nhà nói với cha Ngài: Khi ông 81 tuổi thì cây này không mọc nấm nữa. Nghe xong, Tịnh Đức càng thêm thán phục, thưa: Thưa Thầy! Đệ tử đã già yếu, không thể hầu Thầy, xin Thầy cho đứa con thứ của con theo Thầy xuất gia. Tổ bảo: Xưa, Đức Phật đã thọ ký cho đứa bé này là về sau, đến kỳ thứ nhì của khoảng thời gian 500 năm, sẽ là một vị đại giáo chủ. Nay gặp đây, quả là phù hợp nhân duyên đời trước.

Tổ liền cho Tôn giả xuất gia và làm thị giả. Về sau, Tổ truyền đại pháp cho Ngài. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến thành Thất La Phiệt truyền pháp cho Tôn giả Tăng Già Nan Đề. Từ nhỏ Ngài đã rất thông minh và hay thắc mắc những gì mà ngài không rõ thông.

Trong vườn nhà ngài có cây nấm mọc xem rất kỳ lạ, cha ngài ăn thì rất ngon, còn tất cả những người khác ăn thì rất đắng, không ai ăn được. Ngài đem sự kỳ lạ của cây nấm hỏi tổ Ca Na Đề Bà, tổ trả lời: Kiếp trước cha ông là người thích làm phước thiện, cúng dường cho tất cả những vị tu hành, có một vị thầy thấy ông là người rễ xin tiền, nên bịa ra chuyện như sau: Ông muốn cầu xin gì? Ta sẽ cầu cho, cha ông là người hiền lành, cũng muốn gia đình được bình an khỏe mạnh, nên nhờ vị thầy ấy cầu phúc cho gia đình.

Sự thật phúc đức là do mình tự tao ra, còn vị thầy nếu tu hành đúng chánh pháp, chỉ chứng minh cho người khác cúng dường thôi, chớ không cầu phúc cho ai được. Vì vậy, thầy ấy lợi dụng lòng tin của cha ông, nên khi cha ông sanh ra nơi nào, vị thầy ấy phải đến để trả quả cho cha ông, khi nào vị ấy trả hết nợ cho cha ông mới thôi. Việc nhân quả này có thể trả nhiều đời. Đức Phật gọi việc trả quả này hoa báo.

Nghe lời giả thích của tổ Ca Na Đề Ba, ngài hết sức vui mừng và xin cho xuất gia. Ngài theo tổ được 4 năm, những gì mà Như Lai dạy tu theo thiền tông ngài đều lắm vững, một hôm tổ hỏi ngài: Con theo ta học đạo thiền tông được 4 năm rồi, vậy con nhận được gì không?

Tượng Tôn giả La Hầu La Đa

Tượng Tôn giả La Hầu La Đa

Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười lăm - Tôn giả Ca Na Đề Bà

Ngài trình với tổ: Kính thưa tổ, trước khi chưa được tổ dạy, con hiểu tu giác ngộ và giải thoát, phải dụng công mãnh liệt, thì mới giải thoát được. Nay con được tổ phân tích những gì trong vật lý thế giới này nên con đã giác ngộ được pháp môn thiền tông. Tổ Ca Na Đề Ba hỏi: Vậy con hiểu thế nào hãy trình cho thầy nghe?

Ngài liền trình 24 câu kệ rằng:

Bình thường con kiếm con tìm

Tìm ra Phật tánh để mà sống vui;

Tìm hoài tìm mãi tánh tôi

Mà không thấy tánh của tôi bao giờ.

Thiền tông tổ dạy bây giờ

Không tìm không kiếm sờ sờ thấy, nghe;

Thấy, nghe cứ việc thấy, nghe

Thấy nghe thanh tịnh thấy nghe của mình.

Giờ đây con chỉ lặng thinh

Mà sao tánh thấy con nhìn xa xăm;

Con nghe thanh tịnh âm thầm

Nghe được thông suốt không lầm thứ chi.

Thiền tông sao quá diệu kỳ

Chỉ cần thanh tịnh cái chi rõ ràng;

Hành thiền cực nhọc gian nan

Hành được vật lý tuôn tràn chảy ra.

Là thứ ảo giác ta bà

Có muôn ngàn được chỉ là bỏ đi;

Thiền tông không dụng thứ chi

Chỉ cần thanh tịnh cái gì cũng chân.

Dù cho lạy cục xa gần

Lạy mà kết quả bỏ sông cho rồi;

Thiền tông đơn giản vậy thôi

Chỉ cần thanh tịnh hết đời trầm luân.

Tổ Ca Na Đề Ba nghe xong biết Ngài đã đạt được “Bí mật Thiền tông” nên tổ chức buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho ngài.

Gặp người nối truyền

Sau khi được truyền tâm ấn, Ngài thống lãnh  đồ chúng  du hóa  nhân gian,  lần lượt  đến phía Nam thành Thất La Phiệt gặp sông Kim Thủy. Ngài bảo chúng: Các ngươi biết chăng? Vừa thấy bóng năm  đức Phật  hiện dưới dòng sông, ta lấy bát múc nước nếm có mùi vị lạ, ngược dòng sông này chừng năm trăm dặm sẽ có bậc chí nhân ở, hiệu là Tăng Già Nan Đề. Ngài bèn dẫn chúng theo ven bờ sông trở lên, quả nhiên thấy Nan Đề đang ngồi thiền trong thất đá.

Ngài và đồ chúng dừng lại xem, chờ đến bảy ngày Nan Đề mới xuất định. Ngài hỏi Nan Đề: Thân ông định hay tâm ông định? Nan Đề đáp: Thân tâm đều định. Thân tâm đều định sao có xuất nhập? Tuy có xuất nhập mà không mất tướng định, như vàng ở trong giếng, vàng ra ngoài giếng, thể vàng vẫn yên lặng. Nếu vàng ở trong giếng, vàng ra ngoài giếng, thể vàng không động tịnh thì vật gì ra vào? Nơi vàng không động tịnh thì vật gì ra vào?

Đã thừa nhận vàng ra vào mà thể vàng không động tịnh. Nếu vàng ở trong giếng thì ra là vật gì? Vàng nếu ra ngoài thì ở trong giếng không phải vàng. Vàng nếu ở trong giếng thì ra không phải vật. Nghĩa này không đúng. Lý kia chẳng nhằm. Nghĩa nầy đã ngã. Nghĩa kia chẳng thành. Nghĩa kia chẳng thành mà nghĩa của ta thành.

Nghĩa ta tuy thành mà pháp không có ta. Nghĩa ta đã thành vì ta mà không ta. Ta mà không ta lại thành nghĩa gì? Vì ta không ta nên thành nghĩa của ngươi. Nhơn giả thờ vị thánh nào mà được “không ta” ấy? Thầy ta là Bồ Tát Ca Na Đề Bà chứng được “không ta”.

Ảnh Tôn giả La Hầu La Đa theo các thư tịch cổ.

Ảnh Tôn giả La Hầu La Đa theo các thư tịch cổ.

Tài khuất phục rắn thần ngàn năm tuổi của Tôn giả Ca Tỳ Ma La

Nan Đề tán thán: Cúi đầu lễ Đề Bà, người tạo thành nhân giả. Vì nhơn giả “không ta”, tôi muốn thờ nhân giả. Ngài bảo: Vì ta đã “không ta”, ngươi cần thấy ta ta. Ngươi nếu thờ nơi ta, biết ta chẳng ta ta. Nan Đề tâm được thanh tịnh liền đảnh lễ nói kệ: Tam giới nhất minh đăng/ Hồi quang nhi chiếu ngã; Thập phương tất khai lãng/ Như nhật hư không trụ. Dịch nghĩa: Ba cõi  một  ngọn đèn, Ánh sáng soi chiếu con, Mười phương đều sáng lạng, Như mặt trời trong không.

Nan Đề nói kệ xong, lại  đảnh lễ  cầu xin thế độ. Ngài bảo: Tâm ngươi tự tại chẳng lệ thuộc vào ta, cần gì nương nhờ mà cầu giải thoát. Một hôm, Ngài gọi Nan Đề đến bảo: Nay ta đã già không còn ở đời bao lâu, đại pháp nhãn tạng của Như Lai trao lại cho ngươi. Nghe ta nói kệ:

Ư pháp thật vô chứng,

Bất thủ diệc bất ly,

Pháp phi hữu vô tướng,

Nội ngoại vân hà khởi.

Dịch nghĩa: 

Nơi pháp thật không chứng

Chẳng giữ cũng chẳng lìa

Pháp chẳng tướng có không

Trong ngoài do đâu khởi.

Nan Đề nghe kệ xong càng thêm cung kính, nói kệ tán thán:

Thiện tai, đại thánh  giả, 

Tâm minh du nhật nguyệt,

Nhất quang chiếu thế giới,

Ám ma vô bất diệt.

Dịch nghĩa:

Lành thay! Bậc đại thánh,

Tâm sáng như nhật nguyệt,

Ánh sáng chiếu  thế giới,

Ma tối diệt hết sạch.

Rồi Ngài ngồi trên tòa lặng lẽ thị tịch. Bốn chúng xây tháp cúng dường.

Sau này, trong các thư tịch cổ liên quan đều thống nhất vẽ Tổ thứ 16 – La Hầu La Đa tôn giả đang ngồi tự nhiên trên phiến đá, hai ta tỳ cây gậy tích trượng để nhô người về đằng trước, bên cạnh có con hươu. Ở chùa Tây Phương, tượng La Hầu La Đa tôn giả được tạc theo mẫu trong các sách xưa, chỉ thay chi tiết tay phải để lên đùi.

Là con vị trưởng giả, La Hầu La Đa y phục chỉnh tề, đầu chít khăn, vẻ mặt đăm chiêu, mắt nhìn xa xăm, miệng mím lại dù môi mỏng khéo nói, chiếc gậy giờ đây cầm hờ một tay biểu thị quyền uy chứ không phải làm điểm tỳ, các móng tay dài, áo nhiều nếp vặn vẹo cũng biểu thị nội tâm dằn vặt. Con hươu bên cạnh như gợi vườn lộc uyển về sự thuyết pháp của Tổ. Đây là một pho tượng rất thành công về ngoại hình gắn với một nội tâm phức tạp.

>Xem thêm video: "Tam tự tánh trong Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm