Thứ, 18/05/2020, 08:47 AM

Tôn tượng Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động chống chính sách kỳ thị và đàn áp tôn giáo tại miền Nam năm 1963 dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm.

Cảm niệm Bồ tát Thích Quảng Đức

Quay lại dòng chảy lịch sử 57 năm về trước, ngày 20-04 ÂL, tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng tại Sài Gòn, đã xảy ra một sự kiện tôn giáo độc nhất trong lịch sử Phật giáo nhân loại, đó là Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu nhằm cứu Phật giáo trong thời kỳ Pháp nạn dưới ách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, trong tinh thần vô ngã vị tha, trọn một đời lập chí siêu phàm, suốt một kiếp hiện thân Đại sĩ.

Ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động chống chính sách kỳ thị và đàn áp tôn giáo tại miền Nam năm 1963 dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm, được thế giới biết đến như một thiên thu tuyệt tác về lòng từ bi, tâm khoan dung và tinh thần bất bạo động; đó đồng thời cũng là biểu tượng khẳng định sức mạnh nội tâm của con người thật lớn lao, vượt ra ngoài mọi tưởng tượng thông thường, còn mãi với thời gian.

Tôn tượng Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam quốc tự

Tôn tượng Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam quốc tự

Sự kiện tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

Lời Nguyện Tâm Huyết

"Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, trú trì chùa Quan Âm, Phú Nhuận, Gia Định.

Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngữa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử Như lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hối hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng ni chứng minh cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây:

1. Mong ơn Phật tổ gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản Tuyên ngôn.

2. Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.

3. Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ ác gian.

4. Cầu nguyện cho đất nước thanh bình quốc dân an lạc.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.

Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp."

96129002_2732498013648175_2530678899277299712_o
Tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức

Tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức

96150317_2732497956981514_7706622379429986304_o
Nơi tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức. Ảnh Giác Ngộ.

Nơi tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức. Ảnh Giác Ngộ.

Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tuất, (1897 - 11 tháng 6 năm 1963), người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh) vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.

> Xem thêm video "Vong linh theo quan điểm Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm