Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/12/2023, 08:07 AM

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng; nhưng sau khi sinh Đức Phật được 7 ngày thì mẹ Ngài qua đời.

Vậy có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?

ly-giai-ve-hoang-hau-ma-da-nguoi-me-dac-biet-nhat-the-gian-093942

Vì sao Hoàng hậu Ma Da qua đời sau 7 ngày sinh Đức Phật?

Thứ nhất, Hoàng hậu Ma Da đã làm tròn bổn nguyện của mình là sinh ra Đức Phật.

Thứ hai, với công đức phước báu to lớn khi sinh Đức Phật, bà không thể tiếp tục mang thân người. Đức Phật là người có phước báu vô lượng vô biên thì cha mẹ Ngài cũng phải có công đức phước báu rất lớn. Vì vậy, thân người của Hoàng hậu không đủ chứa đựng phước báu, công đức này; cho nên bà bỏ báo thân và sinh lên cõi trời Đâu Suất làm vị Thiên nam tử.

Thứ ba, khi Hoàng hậu mang thai Đức Phật, thân thể của bà trở thành đền thờ tôn quý, không ai có thể xâm phạm được. Nếu bà ở lại trần gian thì cũng không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng.

Chính do công đức quá lớn nên Hoàng hậu qua đời, chứ không phải do hết phước mà bỏ báo thân. Tất cả mười phương Chư Phật đều như vậy, mẹ sinh ra các Ngài, sau đó sẽ băng hà.

Điều này tương tự như việc: Một người Phật tử tại gia mà chứng đắc quả A La Hán thì trong ngày hôm đó phải cạo tóc xuất gia; còn không thì phải nhập diệt. Bởi công đức của một vị A La Hán quá lớn, hình tướng người tại gia không đủ sức chứa đựng công đức phước báu ấy. Chỉ có tướng người xuất gia mới đầy đủ các công đức, mới là tướng của giải thoát, cao quý.

Đôi nét về cuộc đời của Hoàng hậu Ma Da

Theo lịch sử Phật giáo, hơn 2600 năm về trước, Hoàng hậu Ma Da là vợ của Đức vua Tịnh Phạn - Người trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ cổ xưa); là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này).

Bấy giờ, Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da tuổi đã cao nhưng chưa có con nối dõi. Vì khao khát sinh Thái tử nối tiếp ngôi vua nên Đức vua và Hoàng hậu đã nhất tâm lễ bái, cầu nguyện, làm các việc phúc lành để cầu xin sinh ra Thái tử. Và đúng là trời đất không phụ lòng mong mỏi của Đức vua và Hoàng hậu.

Sau một buổi lễ, Hoàng hậu mộng thấy một con voi trắng như tuyết, có sáu ngà, vòi ngậm một bông hoa sen rất đẹp. Từ trên trời con voi cưỡi mây bay xuống và chui qua hông phải vào bụng của bà. Sau giấc mộng, bà kể cho vua Tịnh Phạn. Nhà vua cho mời các nhà tiên đoán thì biết rằng Hoàng hậu đã mang thai một bậc vĩ nhân. Đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Những điều đặc biệt khi Hoàng hậu mang thai Thái tử

Khi mang thai, thân tâm của Hoàng hậu lúc nào cũng an lạc vô cùng. Điều này khác hoàn toàn với những người phụ nữ mang thai thông thường, họ thường cảm thấy rất vất vả, biếng ăn, kém ngủ, sa sút về sức khỏe…

Thứ nữa, khi mang thai, bà thấy mình từ bi, yêu thương tất cả những đứa trẻ khác, coi như là con của mình vậy. Bà gần như không ăn thịt sinh mạng chúng sinh.

Không những thế, tâm Hoàng hậu rất thanh tịnh, không nghĩ đến chuyện dục, không có những dục tưởng. Và Hoàng hậu còn có những điều kỳ lạ đặc biệt khác như bà có thể chú nguyện cho người ta được lành bệnh hoặc là làm được nhiều điều kỳ lạ.

Đến kỳ sinh nở, khác với người bình thường, Hoàng hậu Ma Da hạ sinh Đức Phật từ bên nách phải. Đây cũng là một trong những điều đặc biệt xoay quanh cuộc đời của bà.

Bao kiếp tu hành để trở thành mẹ của Đức Phật

Trong một lần, khi đến dự đại hội và nhìn thấy Đức Phật có tướng mạo trang nghiêm, đẹp đẽ, viên mãn; Hoàng hậu đã khởi ước nguyện sau này sẽ sinh được người con giống như Ngài. Với tâm chân thành tha thiết của bà, Đức Phật đã thọ ký để sau này bà sẽ đủ duyên thành tựu ước nguyện. Và với 32 đức hạnh cao quý của bao kiếp tu hành, bà đã trở thành mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức là Đức Phật Thích Ca). 32 đức hạnh, đó là:

1. Người mẹ ấy phải được sinh trong nhà đạo đức chân chính.

2. Người mẹ đó tứ chi thân thể phải vẹn toàn.

3. Đức hạnh phải vẹn toàn.

4. Người này phải sinh trong nhà tôn quý.

5. Người mẹ đó phải là bậc mẫu mực.

6. Phải thuộc chủng tộc thanh tịnh.

7. Người mẹ đó đoan chính không ai sánh bằng

8. Người mẹ đó địa vị và đức hạnh phải tương xứng.

9. Người mẹ đó hình dung phải cân đối.

10. Người mẹ đó chưa từng sinh sản

11. Người mẹ đó có công đức lớn

12. Người mẹ đó tâm thường nghĩ những điều vui

13. Người mẹ đó tâm không tà vậy.

14. Người mẹ đó ba nghiệp thân, khẩu, ý được điều phục.

15. Người mẹ đó không có tâm sợ sệt.

16. Người mẹ đó học rộng nhớ dai.

17. Người mẹ đó rất giỏi về nữ công.

18. Người mẹ đó không có tâm xu nịnh.

19. Người mẹ đó không có tâm rối gạt.

20. Người mẹ đó không có tâm sân hận.

21. Người mẹ đó không có tâm đố kỵ.

22. Người mẹ đó không có tâm bỏn xẻn.

23. Người mẹ đó không có tâm bồng bột.

24. Người mẹ đó không có tâm dễ bị lay chuyển.

25. Người mẹ đó có tướng mạo rất tốt.

26. Người mẹ đó tâm thường giữ tính nhẫn nhục.

27. Người mẹ đó tâm biết hổ thẹn.

28. Người mẹ đó ít lòng dục, ít sân hận.

29. Việc làm của người mẹ đó không trái với nữ hạnh.

30. Người mẹ đó có hạnh chiều chuộng chồng con.

31. Người mẹ đó phát sinh các hạnh công đức đều được đầy đủ.

32. Người mẹ đó đầy đủ các tiết hạnh.

Trên đây là những chia sẻ minh triết của Thầy Thích Trúc Thái Minh. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, Hoàng hậu Ma Da chính là người mẹ đặc biệt nhất thế gian. Mong rằng, mỗi người sẽ phát khởi được tâm tri ân công đức sâu dày, cao cả của Hoàng hậu Ma Da đối với sự đản sinh của Đức Phật Thích Ca nói riêng và của các Đức Phật nói chung.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm