Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/07/2016, 09:44 AM

Tông chỉ Thiền tông bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, nhưng tại sao Phật thuyết nhiều kinh điển?

Kinh Duy Ma Cật nói: "Thế giới khác chẳng có lời nói, ăn cơm cũng là phật sự độ chúng sanh, đủ thứ chẳng dùng lời nói để độ chúng sanh. Ở Cõi Ta Ba thì phải dùng lời nói để độ chúng sanh, nên đức Phật mới giảng kinh thuyết pháp".

Theo lời của Thiền sư Lai Quả, tất cả Phật quá khứ, Phật hiện tại và vị lai đều phải do tham Thiền kiến tánh thành Phật, Phật Thích Ca cũng vậy. Thế thì tại sao Phật lại giảng kinh thuyết pháp? 

Lúc Phật mới thành đạo, tự đóng cửa lại trong ba tuần lễ định không ra thuyết pháp, vì Phật nghĩ rằng: "Bệnh chấp của chúng sanh quá nặng, nếu ta ra thuyết pháp, e rằng sau này sẽ chấp thật lời nói của ta, có hại thì nhiều, lợi thì ít; hễ không ra thuyết pháp thì tất cả chúng sanh đều không có cơ hội giải thoát". Sau đó nghĩ rằng: "Quá khứ chư Phật đều phải thuyết pháp, chẳng có Tam thừa mà nói Tam thừa, chẳng phải Phật mà nói có Phật, vì phải hóa độ chúng sanh nên không thể không nói".

Bởi tánh của chúng sanh trong thế giới Ta Bà này ham tri kiến, nên mới dùng lời nói thuyết pháp làm Phật sự hóa độ.
 
Kinh Duy Ma Cật nói: "Thế giới khác chẳng có lời nói, ăn cơm cũng là phật sự độ chúng sanh, đủ thứ chẳng dùng lời nói để độ chúng sanh. Ở Cõi Ta Ba thì phải dùng lời nói để độ chúng sanh, nên đức Phật mới giảng kinh thuyết pháp".

Thời Phật Thích Ca chẳng có kinh, Phật chỉ trực tiếp dạy pháp tu hành. Sau khi Phật nhập Niết bàn, hàng đệ tử mới kết tập lại thành các bộ kinh; hồi đời Phật cũng chẳng chia thành Đại thừa, Trung thừa, Tiểu thừa, sau kết tập lại thành có Tam thừa. Pháp tham Thiền này là Tối thượng thừa, vì không ở trong giáo lý của Tam thừa, nên cũng gọi là giáo ngoại biệt truyền.

Tại sao Phật thuyết Tam thừa? Vì lòng từ bi hóa độ chúng sanh, nếu không thuyết thì chúng sanh chẳng thể giải thoát, nên phải đặt ra để nói, nói xong liền quét. Ví như trong Bát Nhã Tâm Kinh, quét từ phàm phu đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và quét luôn cả Phật, rồi mới được chứng quả Phật. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa như Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già đều như thế. 

Nói tóm lại tức là xác định sự quét như một cây chổi thôi: Phật nói ra kiến lập liền quét; kiến lập thừa Thanh văn quét Thanh văn, kiến lập thừa Duyên giác quét Duyên giác, kiến lập thừa Bồ tát quét Bồ tát, kiến lập Phật thừa quét Phật (無無明,亦無無明盡, 乃至無老死,亦無老死盡;無苦集滅道;無智亦無得.以無所故,菩提薩埵.依般若波羅蜜多,心無罣礙;無罣礙故,無有恐,遠離顛倒夢想,究竟涅槃 - Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn). Do bệnh chấp của chúng sanh rất khó trị, nên Phật nói xong liền quét, vì sợ chúng sanh chấp theo lời Phật vậy.

Đức Phật thuyết pháp 49 năm, tự nói chẳng thuyết một chữ, vì hễ nói ra là chẳng phải rồi. Trong Kinh Lăng Già, Phật bảo: "Lời nói của ta chỉ là vọng tưởng, chớ nên chấp thật". Lời nói của Phật, của Tổ là muốn phá chấp thật của chúng ta, nếu còn chấp vào lời nói của Phật, của Tổ thì bệnh chấp vẫn còn nguyên, làm sao có thể kiến tánh thành Phật? Kinh Đại thừa liễu nghĩa cũng dạy chúng ta quét, nay tham Thiền là quét bằng cách “automatic”, chẳng cần khởi niệm muốn quét, cũng chẳng cần khởi niệm không quét, vì sự quét đó tự động.

Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm, sau cùng đưa lên một cành hoa, truyền pháp môn Thiền này đến ngày hôm nay, ấy mới hợp với ý của Phật.

Ở Ấn Độ, ngài Ma Ha Ca Diếp là Sơ Tổ, truyền sang Trung Quốc do ngài Đạt Ma là Sơ Tổ, đến đời nhà Thanh, đã có hơn bảy ngàn vị Tổ sư ghi trong "Ngũ Đăng Truyền Thư". Về Giáo môn, người được chứng ngộ rất ít, còn đối với những người ham cầu tri kiến, chỉ được gieo trồng thiện căn, sau này thiện căn được chín muồi rồi (hoặc một kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp sau) mới có thể do tham thiền rồi chứng ngộ.

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm