Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/01/2020, 15:30 PM

Môi trường sống trên chặng đường học đạo

“Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Con người khi vừa sinh ra vốn dĩ bản tính là hiền lương, chân thật. Cũng như em bé lúc chào đời đã cất tiếng khóc “oe oe oe”, nhưng tiếng khóc ấy mang sự hồn nhiên, thanh thoát đầy trong trẻo, không phải bị ảnh hưởng những gì mà xã hội đang đối diện.

>>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Thế nhưng, khi em bé lớn lên theo thời gian, thì chính môi trường sống, chính sự tiếp xúc mọi người xung quanh, đã dần tạo nên cho em bé có những thay đổi về tính cách, nhận thức… để rồi em bé đó có thể trở thành một con người với bản tính đầy những mưu mô tính toán, tham ái và ngã mạn. Tuy nhiên, em bé đó cũng có thể là một người hiền lương, luôn thân cận thiện tri thức, luôn sống trong thiện pháp, hằng ngày trau dồi, sửa đổi bản thân trong chánh niệm.

Nếu chúng ta không suy xét lại, mà vội tin đó là học thuyết bởi các nhà tâm lý học, thì đôi khi sẽ làm chúng ta có những nhận định sai về cuộc sống con người

Nếu chúng ta không suy xét lại, mà vội tin đó là học thuyết bởi các nhà tâm lý học, thì đôi khi sẽ làm chúng ta có những nhận định sai về cuộc sống con người

Bài liên quan

Như chúng ta thấy được, môi trường sống và những người thân gần gũi với chúng ta hằng ngày, là một trong những yếu tố quyết định chúng ta sẽ là người thiện hay người bất thiện. Các yếu tố ngoại cảnh quyết định hầu như là 90% hành vi của chính mình.

Chúng ta luôn nghĩ rằng mình hiền lành, tốt bụng, chất phác, không làm tổn hại đến ai. Nhưng thật sự khi yếu tố ngoại cảnh tác động, chúng ta sẽ hành xử theo bản năng, và đôi khi, không hề biết đó chính là điều xấu, mang lại nhiều khổ đau cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

Ví như một hành giả mới bước chân vào chặng đường học và hành Phật pháp còn yếu kém, với niềm tin chánh tín chưa cao, thì khi gặp phải thầy bạn xấu hay một học thuyết nào đó xa rời thực tại, thì chính bản thân hành giả đó sẽ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Có một số nhà tâm lý học đã cho rằng: “Con người khi sinh ra có tính cách như thế nào, thì lớn lên tính cách ấy sẽ không thay đổi”.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không suy xét lại, mà vội tin đó là học thuyết bởi các nhà tâm lý học, thì đôi khi sẽ làm chúng ta có những nhận định sai về cuộc sống con người. Nhưng khi chúng ta nhìn lại cuộc sống, con người giữa đời thường này, thì chúng ta thấy rằng điều đó chưa hẳn là đúng. Bởi lẽ, khi ở trong một môi trường xấu, hành vi của chúng ta lâu ngày bị ảnh hưởng, nhưng chúng ta hoàn toàn không nhận ra, khiến chúng ta cảm thấy những điều xấu ấy là bình thường, vì mọi người sống ở môi trường ấy, ai ai cũng làm như vậy.

Nhờ sự cộng hưởng, sự hỗ trợ của những người bạn lành, mà hành giả có thêm năng lượng, tinh tấn trên bước đường tu học.

Nhờ sự cộng hưởng, sự hỗ trợ của những người bạn lành, mà hành giả có thêm năng lượng, tinh tấn trên bước đường tu học.

Bài liên quan

Vì thế, khi hành giả bắt đầu bước chân vào con đường tu học, thì trước hết, hành giả phải tìm cho mình một môi trường tốt. Môi trường tốt ở đây cũng được xem là môi trường có những người bạn lành, những người cùng chung chí hướng tu tập. Ở trong môi trường ấy, hành giả như một giọt nước hòa mình vào dòng sông. Nhờ sự cộng hưởng, sự hỗ trợ của những người bạn lành, mà hành giả có thêm năng lượng, tinh tấn trên bước đường tu học.

“Lánh xa kẻ xấu ác

Được thân cận người hiền

Tôn kính bậc đáng kính

Là phước đức lớn nhất.

Sống trong môi trường tốt

Được tạo tác nhân lành

Được đi trên đường chánh

Là phước đức lớn nhất”.

(Kinh Đại Phước Đức, HT. Thích Nhất Hạnh dịch)

Hành giả phải luôn chánh niệm và tỉnh giác, luôn xem những điều kiện bất như ý kia là điều mà mình cần học hỏi, rút kinh nghiệm cho đến những thiện pháp từ các bậc thiện tri thức, hay từ môi trường, ngoại cảnh, là hành trang để tu tập, để quán chiếu mọi khổ đau và vô thường trên cuộc đời.

Hành giả phải luôn chánh niệm và tỉnh giác, luôn xem những điều kiện bất như ý kia là điều mà mình cần học hỏi, rút kinh nghiệm cho đến những thiện pháp từ các bậc thiện tri thức, hay từ môi trường, ngoại cảnh, là hành trang để tu tập, để quán chiếu mọi khổ đau và vô thường trên cuộc đời.

Môi trường tu tập tốt và thân cận bạn hiền trí, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học đạo của chúng ta. Ở bên cạnh bạn hiền trí, chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ bạn. Từ cách đi, đứng, nằm, ngồi, cách đối nhân xử thế… cho đến các oai nghi giới hạnh, các phương pháp tu tập đúng đắn dẫn đến con đường giác ngộ giải thoát.

Bài liên quan

Bên cạnh đó, việc thân cận bạn hiền trí giúp chúng ta giữ gìn giới hạnh và không sa đà vào ngũ dục, vào những điều khổ đau trong cuộc sống. Ví như những người cùng chung một chí hướng, một mục tiêu và đôi khi cùng chung tính cách, thì lúc đó những người bạn này sẽ đi chung với nhau, có những hành động, việc làm và suy nghĩ giống nhau. Một người luôn luôn trì giới, giữ giới, thoát ly khỏi ngũ dục, những điều khổ lụy thì bạn của người ấy cũng sẽ có những suy nghĩ và tính cách giống như vậy. Ngạn ngữ Anh đã có câu: “Hãy cho tôi biết bạn của anh, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào”. Vì thế, khi ở bên người hiền trí, chúng ta sẽ ảnh hưởng được những đức tính tốt của người ấy. Đồng thời, đây cũng là nhân tố nuôi dưỡng đạo tâm của mình được trong sáng, định tĩnh, vững bước trên chặng đường tu tập học đạo.

Chọn hướng đi và chọn một môi trường tốt để bước tới chân trời cao rộng quả thật không dễ. Ở đâu cũng sẽ có người này người kia, cũng có những hoàn cảnh không như ý nguyện.

Chọn hướng đi và chọn một môi trường tốt để bước tới chân trời cao rộng quả thật không dễ. Ở đâu cũng sẽ có người này người kia, cũng có những hoàn cảnh không như ý nguyện.

Bài liên quan

Lại nữa, khi ở trong môi trường tốt, chúng ta được tưới tẩm hạt giống của từ bi, của giới – định – tuệ. Đặc biệt, khi ở trong môi trường này với những người có lòng tin kiên cố, thì tâm Bồ-đề sẽ khó bị thối thất. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Thế Tôn dạy rằng: “Làm tất cả các thiện pháp mà quên mất tâm Bồ-đề, đều là hành động của ma”. Vì vậy, hành giả nên tìm một môi trường thật tốt, thân cận bậc hiền trí, phát huy những thiện pháp, ngăn ngừa những điều bất thiện từ việc nhỏ nhất, để duy trì tâm Bồ-đề luôn luôn bền vững.

Chọn hướng đi và chọn một môi trường tốt để bước tới chân trời cao rộng quả thật không dễ. Ở đâu cũng sẽ có người này người kia, cũng có những hoàn cảnh không như ý nguyện. Vì thế, hành giả phải luôn chánh niệm và tỉnh giác, luôn xem những điều kiện bất như ý kia là điều mà mình cần học hỏi, rút kinh nghiệm cho đến những thiện pháp từ các bậc thiện tri thức, hay từ môi trường, ngoại cảnh, là hành trang để tu tập, để quán chiếu mọi khổ đau và vô thường trên cuộc đời. Có như thế, thì dù ở đâu hay ở với bất cứ ai, chúng ta cũng có thể sống trọn vẹn và sâu sắc nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm