Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 02/03/2020, 10:59 AM

Biến đổi khí hậu đe dọa hệ sinh thái toàn cầu

Biến đổi khí hậu và lượng CO2 ngày càng tăng đang “thử thách” hệ sinh thái của chúng ta. Các nhà khoa học cảnh báo, trái đất nóng lên sẽ hủy hoại hệ sinh thái.

 > Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu không xa đối với nền văn minh nhân loại. Đã có dự báo rằng, tương lai của nhân loại sẽ bị sụp đổ vào năm 2050 nếu như các hành động nhằm giảm thiểu tác hại nghiêm trọng của biến đổi khí hậu không phát huy hiệu quả trong thập kỷ tới.

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Biến đổi khí hậu đe dọa hệ sinh thái toàn cầu

Năm 2018, bằng việc sử dụng mô hình khí hậu, Hội đồng Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã dự đoán rằng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ C có thể tác động đến cuộc sống của hàng trăm triệu người. Cùng với đó, hệ sinh thái trên toàn trái đất cũng sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng.

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C.

Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm lên khiến cho nhiều loài sinh vật không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.

Mùa xuân Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường

Hạn hán, thiếu nước khiến thảm thực vật nhiều nơi bị huỷ hoại. (Ảnh minh họa)

Hạn hán, thiếu nước khiến thảm thực vật nhiều nơi bị huỷ hoại. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu, phần lớn khí thải carbon từ việc đốt một tấn than hoặc dầu hiện nay sẽ được các đại dương và thảm thực vật trên thế giới hấp thụ trong vài thế kỷ. Tuy nhiên, 25% lượng khí thải còn lại vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến khí hậu trong vòng 1.000 năm và 10% vẫn còn có tác động đến khí hậu trong khoảng 100.000 năm sau đó.

Hồi đầu năm 2019, các nhà khoa học đã dựa vào tổng cộng 73 khảo sát trước đây về sự suy giảm số lượng côn trùng trên toàn thế giới và đưa ra kết luận: Cứ mỗi năm, số lượng côn trùng lại giảm đi 2,5%. Đây thực sự là một con số đáng báo động, đe dọa nghiêm trọng tới hệ cân bằng sinh thái trên phạm vi toàn Trái đất.

IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) cảnh báo, hiện, có khoảng 27% các loài sinh vật trên Trái đất đang có mặt trong sách Đỏ, với hạng mục nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong đó, 40% lưỡng cư, 25% động vật và 33% các loài san hô đang bị đe dọa. IUCN dự đoán rằng, trong vòng 100 năm tới, 99,9% các loài nguy cấp và 67% loài đang bị đe dọa hiện nay sẽ hoàn toàn biến mất.

Các loài côn trùng thụ phấn như ong, bướm... vốn có vai trò lớn đối với hệ sinh thái. Khi chúng biến mất, thực vật sẽ khó tồn tại hơn, chưa kể nhiều loài chim, bò sát, cá... thậm chí là cả con người cũng chịu ảnh hưởng.

Hai núi băng Nam Cực vừa vỡ, liệu thảm họa gì sẽ xảy ra?

Cerrado đang là khu dự trữ sinh quyển bị phá hủy với tốc độ khủng khiếp nhất Brazil (Ảnh: Getty)

Cerrado đang là khu dự trữ sinh quyển bị phá hủy với tốc độ khủng khiếp nhất Brazil (Ảnh: Getty)

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng cũng như hiện tượng axít hóa đại dương.

Con người cũng không thể thoát khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của con người. Khi thực vật và động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng sẽ chịu ảnh hưởng giảm theo.

Kể từ năm 1880, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng 0,8 độ C và 2/3 mức tăng đó đã xảy ra kể từ năm 1975.

Bên cạnh đó, nhiệt độ của các đại dương trên Trái đất đang tăng. Theo kịch bản hiệu ứng nhà kính như hiện tại, vào năm 2100, sự nóng lên ở các đại dương sẽ đạt gần 20% sự nóng lên như ở cuối Kỷ Permi và đến năm 2300, nó sẽ đạt từ 35 đến 50%.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm