Trải nghiệm niềm vui hạnh phúc thực sự
Trong đời sống hiện đại với quá nhiều những lo toan, đa phần cái mà chúng ta cho là vui sướng hạnh phúc, thật ra chỉ là sự giải tỏa bớt những căng thẳng trong cuộc sống chứ chưa phải là trải nghiệm niềm vui hạnh phúc thực sự.
Sống trên đời, ai cũng muốn bình an, vui vẻ, hạnh phúc. Không ai muốn bất an, buồn phiền, khổ đau.
Nhu cầu được sống bình an, vui vẻ, hạnh phúc là một nhu cầu chính đáng của con người, và chúng ta, ai cũng có khả năng thực hiện mong muốn chính đáng đó.
Nhưng ta hãy hiểu rõ một đạo lý chắc thật là: trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, không có chuyện nấu cát thành cơm được. Tức là không có kiểu người sống bê tha, rượu chè, bài bạc, hút sách, cá cược, biếng nhác, gian dối mà mong có cuộc sống bình an, vui vẻ, giàu có và hạnh phúc. Nếu bản thân ta thường tạo nhân bất thiện, muốn sống buông xuôi theo ưu phiền khổ não buồn đau triền miên thì không ai có thể giúp được.
Nhưng không phải ai muốn sống vui vẻ bình an hạnh phúc cũng được. Muốn một đường, làm một nẻo; muốn suông sao mà được. Chỉ muốn không mà không nỗ lực quyết tâm hiện thực hóa ước muốn đó thì làm sao thành sự thật được ?
Vậy làm sao mới thiết lập được một đời sống bình an, vui vẻ hạnh phúc?
Trong đời sống hiện đại với quá nhiều những lo toan, đa phần cái mà chúng ta cho là vui sướng hạnh phúc, thật ra chỉ là sự giải tỏa bớt những căng thẳng trong cuộc sống chứ chưa phải là trải nghiệm niềm vui hạnh phúc thực sự.
Niềm vui và hạnh phúc thâm sâu xuất phát từ nội tâm sáng suốt, định tĩnh bình yên thanh thản
Nếu muốn sống vui vẻ thì hãy tích cực lạc quan hướng thiện. Sống ôn hòa, lương thiện sẽ có nhiều niềm vui.
Nếu muốn thông thái thì hãy siêng năng, đọc sách, học Phật, nghe nhiều và thiền định.
Nếu muốn giàu sang phú quý thì hãy học cách siêng năng làm việc, kiên trì mục tiêu, chuyên tâm, nỗ lực phát triển năng lực, làm thiện, bố thí giúp người, hộ trì phật pháp.
Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?
Nếu muốn thành công trong sự nghiệp thì hãy kiên trì nhẫn nại gặp khó khăn, chướng ngại không nản chí không lùi bước. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
Nếu muốn bình an thì đừng tạo nghiệp ác gây tổn hại mọi người và muôn vật, đừng thị phi nhiều chuyện. Cam kết sống bất hại, không gây gổ tranh đấu, nhẫn nại độ lượng sẽ được bình an.
Nếu muốn nhẹ nhàng thảnh thơi thì hãy sống đơn giản đạm bạc, thường buông xả bao dung.
Nếu muốn an ổn vững chãi thì hãy rèn chí luyện tâm, tọa thiền tập định. Tâm càng chuyên nhất, ý chí càng mạnh mẽ, ta càng an ổn vững chãi.
Nếu muốn sống lâu ít bịnh thì hãy ăn ngủ điều độ, nếp sống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, không tiêu thụ các thứ phẩm độc hại, tinh thần lạc quan, hay phóng sanh, bố thí.
Nếu muốn giải thoát đừng cố chấp, bám víu. Không lệ thuộc, không tham cầu, không dựa dẫm, không ràng buộc, không vướng mắc chính là giải thoát.
Nếu muốn thành tựu giác ngộ thì hãy chuyên tu định tuệ, phát triển đức từ bi, triệt ngộ tâm tông, thể nhập Phật tính, thấu suốt thực tính của các pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng.
Nói một cách đơn giản, nếu ta muốn sống bình an vui vẻ hạnh phúc, thì ta hãy nguyện với lòng, từ nay về sau không nói, không làm, không nghĩ những điều gây đau khổ tổn thương cho người, động vật và thiên nhiên. Ta nỗ lực cố gắng làm tất cả những việc thiện, việc lành, việc tốt giúp người, cứu vật, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Thường giữ cho thân và tâm được mạnh khỏe, tươi tắn, thanh tịnh. Không sử dụng, không đưa vào thân và tâm những thực phẩm, sản phẩm, văn hóa phẩm độc hại.
Cụ thể hơn là ta có thể lấy năm điều cơ bản của con người làm quy tắc, khuôn thước sống vui vẻ tích cực và hạnh phúc:
- Một là khởi lòng từ bi thương yêu đồng loại và các loài vật, quyết không cố tâm giết hại mạng sống chúng sinh, dù là nhỏ bé như con trùng con kiến
- Hai là phát tâm bố thí thương người, chia sẻ những thứ cần thiết cho những người khó khăn già yếu, quyết không gian tham trộm cắp dưới mọi hình thức.
- Ba là thực tập nếp sống ngay thẳng, đàng hoàng, không quanh co lén lút tà vạy làm những điều xấu ác.
- Bốn là nguyện nói lời chân thật, nhu hòa, nhã nhặn, không điêu ngoa, xảo quyệt, dối trá, chửi mắng đâm thọc người khác.
- Năm là quyết không rượu chè, bài bạc, hút sách. Không sử dụng các thứ độc hại. Tập sống lành mạnh tích cực và lạc quan. Một lần say xỉn, mất kiểm soát có thể gây ra những hậu quả cả đời không cứu vãn được, một lần say máu đỏ đen bài bạc, có thể mang nợ cả đời không trả nổi, có khi đưa đẩy đến đường cùng, những chuyện này nhan nhãn trước mắt, ta không thể không nhìn đó mà phản tỉnh chính mình.
Người nào làm theo năm điều này đời sống của người ấy sẽ rất ý nghĩa hạnh phúc. Gia đình nào thực hành năm điều này gia đình đó sẽ hòa hợp hạnh phúc. Xã hội nào làm theo năm điều này, xã hội đó sẽ bình yên phát triển. Đất nước nào thực hiện năm điều này, đất nước đó phồn vinh thịnh vượng.
Mọi người trên thế giới này sống theo năm điều này, thì thế giới này chính là cực lạc nhân gian.
Vậy cho nên:
Ta nghĩ thế nào thì đời ta sẽ như thế ấy
Ta sống thế nào thì đời ta sẽ như thế ấy
Ta muốn thế nào thì đời ta sẽ như thế ấy
Cuộc đời của ta như thế nào là do chính bản chúng thân tạo ra.
Cuộc đời ta
Vui hạnh phúc
Hay khổ ưu phiền
Chính do ta tạo
Sáng suốt nhé
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm