Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/11/2021, 01:24 AM

Trang nghiêm lễ hằng thuận nơi cửa Thiền

Một vài năm trở lại đây, nhiều đôi bạn trẻ làm lễ Hằng Thuận trong chùa. Đây là một nghi thức cưới đặc biệt được tổ chức trong không gian tâm linh tín ngưỡng của Phật pháp. “Hằng” là mãi mãi, “Thuận” là hòa hợp, yêu thương cảm thông.

Lễ Hằng Thuận là buổi lễ được tiến hành dưới sự chứng minh của chư Tôn đức, chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ an vui, hạnh phúc trọn đời.

Tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa một mặt giữ được nét văn hóa dân tộc, mặt khác còn phát huy một cách hiệu quả nền tảng trí tuệ và đạo đức tâm linh, định hướng con người sống hữu ích trong đời sống gia đình và xã hội. Tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa là cây cầu nối giữa đạo và đời, là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh của Phật giáo.

Vì lẽ đó, sáng ngày 10/11/2021, nhằm ngày 6/10/Tân Sửu, tại chùa Tăng Phúc (phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) đã trang trọng diễn ra lễ hằng thuận của đôi bạn trẻ Đào Công Anh – pháp danh Phúc Thành và Nguyễn Bảo Yến – pháp danh Diệu Tâm.

Lễ Hằng Thuận là buổi lễ được tiến hành dưới sự chứng minh của chư Tôn đức, chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ an vui, hạnh phúc trọn đời.

Lễ Hằng Thuận là buổi lễ được tiến hành dưới sự chứng minh của chư Tôn đức, chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ an vui, hạnh phúc trọn đời.

Buổi lễ đặt dưới sự chứng minh của Thượng tọa Thích Thanh Đoàn – Trụ trì Tổ đình chùa Thọ Vực (Nam Định); Thượng tọa Thích Giác Trí – Trụ trì chùa Đìa (huyện Đông Anh, Hà Nội); Ni sư Thích Đồng Hòa – Trụ trì chùa Tăng Phúc (Hà Nội); Sư thầy Thích Hiền Thảo – Trụ trì chùa Bồ Đề (Hưng Yên); Sư thầy Thích Đàm Phúc – Trụ trì chùa Phúc Khánh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cùng chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện, và sự tham dự của họ hàng hai bên gia đình.

Trước khi cử hành nghi lễ hằng thuận, đôi bạn trẻ đã được Thượng tọa chứng minh và chư Tăng Ni tác pháp quy y Tam Bảo và trao truyền Ngũ Giới để làm kim chỉ nam cho cuộc sống hiện tại. Đôi tân lang tân nương đã được lắng nghe Thượng tọa Thích Thanh Đoàn giảng giải về đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy. Từ ý nghĩa về lễ hằng thuận, Thượng tọa giải thích hai chữ Hằng Thuận. Hằng là thường, là luôn luôn. Thuận là hòa thuận. Hòa thuận là gốc của an lạc, hạnh phúc. Gia đình nào luôn luôn hòa thuận là gia đình đó có hạnh phúc. Thượng tọa khuyến tấn đôi tân lang, tân nương phải sống trọn vẹn bổn phận làm vợ và làm chồng, làm dâu hiền, rể thảo cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.

Tiếp theo, đôi bạn trẻ đã đọc lời thệ nguyện kết hôn và trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng minh chúc phúc của chư tôn đức, cùng lễ tạ Tam Bảo, tạ ơn cha mẹ và hành lễ với nhau tôn trọng sự bình đẳng. Trong không gian thiêng liêng, đôi bạn trẻ đã đón nhận ánh sáng trí tuệ từ bàn thờ Phật, cùng nhau thắp lên những ngọn nến lung linh ấm áp mong ước tình yêu thương mãi nồng cháy vẹn nguyên như thuở ban đầu. Lời phát biểu cảm tạ của đại diện gia đình hai bên đã khép lại buổi lễ hằng thuận trang nghiêm nhưng lại vô cùng ấm áp và nhân văn, với lời nhắn nhủ tình cảm của đấng sinh thành “Các con hãy thực hành những điều mình đã phát nguyện trước Tam Bảo uy linh, y giáo những lời dặn của quý Thầy, hãy nương theo đó mà hoàn thiện cuộc sống…Cha mẹ cầu chúc hai con có một cuộc sống hạnh phúc, sắc son, thủy chung, là người con chí hiếu, sống một cuộc đời thánh thiện và tinh tiến trên bước đường giác ngộ hướng tới tương lai tốt đẹp”.

Những món quà chúc phúc của hai bên gia đình sẽ như lời nguyện cầu thành tâm trước Phật đài, mong Tam Bảo gia hộ cho hai bạn trẻ sẽ “Trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê”.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính

Trong nước 18:30 18/11/2024

Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.

Xem thêm