Lễ Hằng thuận đầu tiên tại chùa Địa Tạng Phi Lai
Sáng 26-4 (nhằm ngày 15-3 âm lịch), lễ hằng thuận đầu tiên được tổ chức tại chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam) dành cho hai bạn trẻ đến từ Hà Nội: Nguyễn Hữu Trường (pháp danh: Trúc Pháp Trí) và Nguyễn Hà An (pháp danh Trúc Pháp Bảo An).
Lễ hằng thuận: Nét đẹp trong văn hóa Phật giáo
Tham dự và chứng minh cho buổi lễ gồm có chư Tăng chùa Địa Tạng Phi Lai và một số chùa ở Hà Nam, Ninh Bình, cùng quan viên hai họ, bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể. Các du khách thập phương hữu duyên đến chùa lễ Phật cũng hoan hỷ ngồi dự để chúc phúc cho đôi bạn trẻ, và cảm nhận sự khác biệt của một buổi lễ hằng thuận chốn thiền môn.
Trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh của tòa Tam Bảo tại chùa Địa Tạng Phi Lai, mỗi nghi thức diễn ra tại buổi lễ đều được chư Tăng lồng ghép những thông điệp khác nhau, như cơn mưa tưới tắm cho vườn cây thấm nhuần sự mát lành, chuyển hóa để đơm thắm những mùa hoa, kết những mùa quả ngọt.
“Cuộc sống gia đình ngoài những tiếng cười, niềm vui còn có những lúc hiểu lầm, khó khăn, tổn thương. Tuy nhiên chất liệu của tình yêu, của lòng chung thủy sắt son thì luôn có giá trị như chất liệu của chiếc nhẫn. Nên chiếc nhẫn là một lời phát nguyện sống yêu thương trọn đời. Đó đồng thời cũng là lời nhắc về sự nhẫn nhịn. Trong cuộc sống có chữ Nhẫn, ta sẽ có tất cả” – Đại đức Thích Mãn Pháp (trụ trì chùa Anh Linh) chia sẻ tại buổi lễ khi cô dâu và chú rể trao nhẫn cho nhau.
Ở phần đón nhận trà từ chư Tăng, Đại đức Thích Tâm Phong (chư Tăng chùa Địa Tạng Phi Lai) căn dặn: “Nếu các con chưa về với nhau một nhà – các con sẽ chỉ là nước riêng, trà riêng. Nhưng hôm nay các con đã cùng về chung một nhà, sẽ như là trà. Vị của trà mới đầu đắng, nhưng ai thưởng thức vị đắng sẽ thấy vị ngọt. Cũng như bố mẹ các con, qua tảo tần sương gió, qua bao nhiêu khó khăn hôm nay có được các con. Và các con lại bắt đầu hành trình mới của mình. Sẽ có hiểu lầm, khó khăn – nhưng chắc chắn sẽ có những vị ngọt sau này… Đến với nhau trong cuộc đời không ai hoàn hảo, mình học cách thương những người không dễ thương thôi. Còn người dễ thương thì ai cũng có thể thương được. Và người cao thượng nhất là người chấp nhận cái không dễ thương của người khác, để nâng người khác lên. Các con đến với nhau để hoàn thiện nhau. Người vợ hoàn thiện để nâng cao người chồng lên. Người chồng đến với đời để nâng cao người vợ, tiếp tục hành trình đi về con đường giác ngộ sau này.”
Ngoài một số lễ nghi truyền thống của một đám cưới như tuyên bố lý do, trao nhẫn cưới, nhận lời chúc tụng của hai họ, thì nghi thức Hằng Thuận trong ngày cưới mang đậm dấu ấn đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật, cùng với những định hướng rất cụ thể giúp cho đôi vợ chồng có được một tương lai lạc quan tươi sáng, ứng dụng một cách nghiêm túc những lời Phật dạy vào đời sống gia đình, mang lại lợi ích thiết thực và lớn lao trong đời sống.
Lương Đình Khoa
Ảnh: Vũ Minh Thái
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh
Ảnh 11:55 26/10/2024Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.
Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh
Ảnh 08:20 20/10/2024Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.
Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ
Ảnh 10:43 11/10/2024Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.
Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Ảnh 17:30 10/10/2024Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10.
Xem thêm