Thứ bảy, 15/02/2020, 08:42 AM

Tri túc thường lạc

Vì sao Đức Phật tổ Như Lai xuất thân là một Thái tử có cả cung vàng điện ngọc, có cả giang sơn gấm vóc, có cả rất nhiều cung tần mỹ nữ ở “Quán trọ trần gian” này, nhưng ngài lại từ bỏ tất cả để hiến dâng cuộc đời của mình cho nhân loại - chúng sinh.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

“Tri túc thường lạc” nghĩa là: “Biết đủ là vui”. Thế nhưng, ở đời mấy ai mà làm được điều đó. Thực ra, để hiểu sâu sắc về câu nói này phải có một tư duy hết sức logic và biện chứng.

Nếu hiểu một cách máy móc và thụ động sẽ làm cho tuổi trẻ dẫn tới khuynh hướng thụ động và tiêu cực. Tuy nhiên, nếu hiểu một cách toàn diện sẽ có một tư duy và nhãn quan hết sức tích cực và khoa học. Trên nền tảng của chân lý "Nhân quả”. Khi đã giác ngộ và đắc quả - Đức Phật tổ Như Lai đã để lại cho nhân loại chúng sinh nhiều điều, mới nghe qua cứ tưởng là huyền bí nhưng thực tế cực kỳ khoa học và cụ thể đến mức vi diệu. Bất kỳ một lĩnh vực nào trong cuộc sống nếu tìm hiểu về tất cả những lời di huấn của Đức Phật tổ Như Lai đều không bao giờ sai.

Không phải ngẫu nhiên mà đầu thế kỷ 20 một nhà bác học lỗi lạc đã từng phát biểu: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". (Nhà khoa học Albert Einstein)

“Tri túc thường lạc” nghĩa là: “Biết đủ là vui

“Tri túc thường lạc” nghĩa là: “Biết đủ là vui

Người viết những dòng này cứ nhớ mãi bài học trong một giờ giảng của thầy giáo Vật lý nói về định luật vạn vật hấp dẫn của Newton những năm đầu cấp ba phổ thông...Thầy giáo đưa ra một ví dụ hết sức cụ thể và sinh động. Đó là ví dụ: "Nếu anh đá vào quả bóng với một lực nhất định vào bức tường thì quả bóng sẽ dội ngược lại vào anh một lực tương ứng. Sẽ không bao giờ có chuyện anh cứ ngồi không mà lại được “Phước báo”. Muốn có phước báo phải bố thí, cúng dường và quy Y Tam Bảo.

“Bố thí” nghĩa là hãy cho đi. "Cúng dường” là phải cống hiến cho Phật sự. “Quy y” nghĩa là nương dựa. Còn "Tam bảo” là ba điều quý nhất mà người khai sáng Phật giáo đã truyền dạy: Phật, Pháp và Tăng. Phật là bậc giác ngộ ra chân lý. Pháp là bài giảng và là một hệ thống triết lý mà đức Phật đã truyền dạy. Và "Tăng - Ni” là những người hiến dâng cả cuộc đời mình trong việc truyền bá triết lý và chân lý của Đức Phật.

Giáo lý nguyên thủy của Phật giáo suy cho cùng là để “Hóa giải nỗi khổ niềm đau” để cứu độ chúng sinh. Vì sao Đức Phật tổ Như Lai xuất thân là một Thái tử có cả cung vàng điện ngọc, có cả giang sơn gấm vóc, có cả rất nhiều cung tần mỹ nữ ở  “Quán trọ trần gian” này, nhưng ngài lại từ bỏ tất cả để hiến dâng cuộc đời của mình cho nhân loại - chúng sinh.

Từ những lẽ trên, chúng ta có lẽ đã nhìn nhận được tầm quan trọng của lời Phật dạy về cách sống “Thiểu dục tri túc”

Từ những lẽ trên, chúng ta có lẽ đã nhìn nhận được tầm quan trọng của lời Phật dạy về cách sống “Thiểu dục tri túc”

Ấy là vì ngài cám cảnh cuộc đời chúng sinh ở cõi trần thế. Và sau khi đã giác ngộ ra chân lý - Để hướng tới An Lạc ,tránh khỏi kiếp luân hồi - Ngài khuyên hãy tu tập. Tu nghĩa là tu sửa chính mỗi con người. Tập nghĩa là học tập, nghĩa là luyện tập - để làm sao cho mỗi người hãy làm việc lành tránh việc dữ. Để rồi nếu bị kiếp luân hồi đỡ phải bị “Nghiệp báo”chịu cảnh địa ngục, ngạ quỷ... Đức Phật xác quyết rằng: Những người ở cõi ta bà (cõi trần gian) làm việc lành, tránh việc dữ và cống hiến cho chúng sinh sẽ có một phước báo tốt đẹp... Do vậy, triết lý của ngài khuyên Phật tử chúng sinh hãy 'Tri túc thường lạc” là như vậy.

Triết lý của Phật giáo rất vi diệu. Nhưng 26 thế kỷ qua đã có rất nhiều “Dị bản” vì nhiều lý do khác nhau mà nếu không chọn lọc sẽ trở thành "Tà kiến”. Nếu không nghiên cứu đến nơi đến chốn, sẽ vô minh.

Đặc biệt kinh Phật sẽ là phương tiện, là kho tàng tài nguyên...Thế nhưng, những người đi truyền giảng (Tăng-Ni) nếu không có đủ tâm đức, chánh kiến thì rất dễ bị sai đường. “Tri túc thường lạc” đã được kinh điển Phật giáo cập nhập vào văn hóa hàng ngàn năm của Việt Nam. Và triết lý này coi đó như là một “Tấm gương” cho mỗi một cuộc đời của mỗi một con người ở cõi trần gian trên cơ sở coi luật 'Nhân quả' là nền tảng thì mới ngộ ra chân lý này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm