Trồng cây gây rừng
Đức Thế Tôn ra đời, đã đem lại lợi ích rất nhiều cho nhân loại. Bản thân Ngài tự thân gắng sức tu tập, chứng thành Phật quả cao thượng, rồi truyền dạy lại cho hàng đệ tử con đường đưa đến tận diệt đau khổ, đạt đến an lạc giải thoát, trí tuệ, Niết-bàn.
Không chỉ trong giai đoạn Ngài còn tại thế mà trải qua hơn 25 thế kỷ, những lời dạy của Phật tuy đã qua rất nhiều các giai đoạn thăng trầm, biến cố của thời đại, và một sự kiện rất quan trọng đó là trường đại học Nalanda ở Ấn Độ bị ngoại đạo đốt cháy không còn dư tàn. Tuy vậy, các bậc tiền bối, với đôi tay khéo léo và tâm huyết tràn đầy, các Ngài đã dâng hiến trọn cuộc đời mình vì mạng mạch của Phật pháp, hết lòng trong sự truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đến nay, những lời dạy của Thế Tôn đã được ghi chép thành sách, đó là ba tạng kinh điển. Mặc dù không tránh khỏi sự sai sót, lệch lạc trong quá trình phiên dịch, truyền thừa, nhưng cái cái cốt lõi của Phật pháp, tinh thần hướng thiện, hướng thượng của Phật pháp thì không bị biến đổi bởi thời gian. Đó là chân lý.
Trong ba tạng kinh điển chứa đựng rất nhiều vấn đề giáo lý lợi ích, thiết thực, các cách hành xử trong đời sống, vấn đề tu học, và ý nguyện hoằng pháp lợi sinh.
Dù là thời điểm nào, người con Phật không nên để mình bị khiếm khuyết về mặt giáo lý. Một cách thiết thực để trao dồi giáo lý đó là đọc kinh sách và nghe giảng kinh, giảng pháp.
Và nếu có điều kiện thì Tăng, Ni, Phật tử hãy nên phát tâm đọc hết ba tạng kinh điển Nikaya hoặc Àgama.
Việc làm này không dễ tí nào cả, nó đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, tâm huyết, sự nghiệp học tập Phật pháp và cả chí nguyện hoằng pháp lợi sinh, là sự nghiệp trí tuệ, tức là nội điển, là vốn liếng cho một người Phật tử và tu sĩ, trong suốt một đời tu.
Dù mình có chọn pháp môn tu tập nào thì cái đầu tiên là phải học cho thật vững chãi, không nên quá nóng vội. Phải văn trước rồi đến tư, tu. Lẽ dĩ nhiên trong lúc học, mình cũng có thể áp dụng lời dạy của đức Phật vào một phần nào đó trong đời sống hằng ngày, như trì giới, chánh niệm, oai nghi...
Mạng sống con người mỏng manh, sống nay chết mai, lỡ điện giật, đột quỵ, xe cán, hay trọng nghiệp nào đổ xuống... là xong. Ít nhất khi đọc xong ba tạng rồi, mặc dù tu tập chưa tới đâu, nhưng ít ra trong đầu mình cũng có được một phần nào đó chủng tử Phật pháp, để mai này nếu như không giác ngộ được trong kiếp sống này, thì trong vòng luân hồi còn có duyên với Phật pháp, còn có duyên mà tu tiếp, hay khá hơn thì được gặp Phật ra đời (mặc dù không biết chừng nào).
Trong sự nghiệp hoằng pháp, sẽ gặp không ít gian nan, khó khăn, thử thách. Thử thách cả bên ngoài lẫn bên trong. Nếu mình thành công được việc thì mình phải quay vào bên trong, xem mình có bị dính mắc với thành công ấy hay không, và cố gắng nhiều thêm nữa. Mình có lo cho sự nghiệp hoằng pháp, nhưng vẫn không quên đi cái sự nghiệp chính yếu của mình là gì.
Tầm quan trọng của việc trồng cây và sự bảo dưỡng
Thử thách khác đó là thử thách bên ngoài. Mình làm được Phật sự thì sẽ bị người ta dòm ngó, có thể là ngoại đạo hay trong đạo. Họ sẽ tìm đủ cách để xuyên tạc, nói xấu, phá hoại. Họ nói bịa đặt đủ chuyện trên trời dưới đất, làm cho Phật tử mất tín tâm, đó có phải là “bóng ma quá khứ”?
Người tu nói chung và người có chí nguyện hoằng pháp nói riêng, phải thường xuyên quay vào bên trong cảnh tỉnh chính mình, để dần dần hoàn thiện bản thân; thứ đến là có sức chịu đựng, kham nhẫn, để vượt qua những dèm pha, thử thách của cuộc đời. Muốn vậy, mình phải thật sự có tâm phụng sự Tam Bảo, đền đáp ơn đức của Thế Tôn.
Có công thì mới có quả, muốn tạo rừng thì phải trồng cây. Mỗi ngày, các Phật tử dành ra chút ít thời gian để đọc vài trang kinh, nghe một thời pháp thì biết bao lợi lạc. Việc đó giúp mình chuyển hóa được phần nào những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Còn nếu mình tu tập tốt, thì nó sẽ chuyển hóa hoàn toàn. Ngày qua ngày, từng cây trí tuệ được mọc lên. Cây lớn sinh cây nhỏ, dần dần khu rừng trí tuệ sẽ được tươi tốt. Và khi công viên quả mãn, thì trí tuệ đó sẽ giúp mình tận diệt vô minh, phá sạch phiền não, đạt tới vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm