Truyện cổ Phật giáo: Niệm Phật thuê
Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một tục gia đệ tử. Người này thường đến than thở rằng cha của y dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải mê làm việc kiếm tiền chứ chẳng chịu tu niệm gì cả.
Mỗi lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết: “Nếu chuyện tu hành mà ra tiền ra bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng!”.
Hôm nọ, nghe xong nỗi băn khoăn của người đệ tử, Thiền sư Bạch Ẩn bảo: “Chiều nay con về bảo với cha con rằng: Hòa thượng Bạch Ẩn bận bịu công việc quá đỗi nên không thể tu hành như ý muốn được. Ngài nhờ con tìm một người tu mướn. Cứ mười chuỗi niệm Phật là một quan tiền. Cần chọn người tuổi cao như cha. Người làm mướn có thể lĩnh tiền mỗi ngày hoặc hàng tuần cũng được”.

Niệm Phật tiêu tội chướng, phước tuệ sanh
Dạy chim niệm Phật, dạy con tu hành
Người đệ tử y lời về thưa với cha mình. Nhận thấy rằng đây là một công việc làm ăn ra tiền ra bạc hẳn hoi, ông lão sốt sắng nhận lời. Thêm vào đó, ngoài mười xâu chuỗi niệm Phật ăn tiền, ông còn hoan hỷ khuyến mãi biếu không cho Hòa thượng hai xâu nữa.
Giao kèo đã ký kết, ông cụ cứ đến chùa lĩnh tiền hàng ngày. Về sau để khỏi mất thời giờ, cụ để dồn hàng tuần mới lĩnh.
Bẵng đi một thời gian không thấy cụ đến lĩnh tiền. Người con theo lời dạy của Hòa thượng, cứ để cha già làm theo ý muốn. Ngoài ba bữa ăn, ông cụ ngồi ngay ngắn trước điện Phật mà làm mướn. Cho đến một hôm, thấy cha mình cơ hồ đã ngưng lần chuỗi, mắt khép nhẹ, hơi thở điều hòa, nhẹ nhàng. Người con liền đến báo tin Hòa thượng hay.
Thiền sư Bạch Ẩn đến tận nơi quan sát. Thấy cụ già có dáng người có hơi nghiêng, do tuổi tác chất chồng, nhưng mặt mũi hồng hào. Gương mặt ông phảng phất một niềm bình thản khinh an. Ngài nói khẽ với người con như một hơi gió thoảng: “Cha con đã nhập định”.
Khi xuất định, ông già đỉnh lễ và nói với thiền sư: “Con xin tri ân thầy đã tế độ mà các chướng ngại của con được tiêu trừ, giờ con cảm thấy hạnh phúc và an lạc. Trước khi niệm Phật, con nghĩ là niệm thuê cho thầy để thầy lấy công đức còn con thì lấy tiền. Nhưng ngày hôm nay khi con niệm Phật và trải nghiệm sự nhất tâm này, con thấy Pháp bảo là thứ cần thiết nhất trong cuộc đời của con, vì vậy con xin lấy lại hết tất cả công đức mà con đã hồi hướng cho thầy, con xin trả lại thầy tiền”.
Lời bàn:

Tâm chuyên chú vào danh hiệu A Di Đà Phật, thì phiền não nhiễm tình vọng động mới dứt, tâm thanh tịnh mới hiển bày...
Phải chăng niệm Phật sẽ được thành Phật trong một đời?
Bạn thân mến!
Tuy động cơ đầu tiên của ông lão là vì tiền nhưng nương năng lực danh hiệu của Đức Di Đà mà ông đã tịnh hoá được tất cả chướng ngại của mình và đạt đến cấp độ một lòng chuyên niệm và đạt được Nhất tâm bất loạn, an trụ trong tự tính Phật. Khi đạt được trạng thái này thì nhất định sẽ vãng sinh vào bậc thượng phẩm chứ không phải hạ phẩm.
Chúng ta niệm Phật với động cơ khác nhau nhưng nếu tinh tấn niệm Phật thì sự gia trì là rất lớn. Thế mới biết nguyện lực, thần lực của Đức Phật A Di Đà thật chẳng thể nghĩ bàn!
Nguồn: “Truyện cổ Phật giáo Nhật Bản”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm