TS Nguyễn Tường Bách, nhà văn Sơn Ý chỉ cách sống chung với bão truyền thông
Theo TS Nguyễn Tường Bách, chúng ta đang sống trong thời đại mà nhìn quanh có thể thấy lúc nào con người cũng đang đọc một thứ gì đó trên màn hình.
Sáng 8/1, tại Nam Thi House diễn ra sự kiện giao lưu với chủ đề Sống trong bão táp truyền thông với TS Nguyễn Tường Bách và nhà văn Trần Lê Sơn Ý.
Họ đều có những trăn trở riêng về sức mạnh, tác động của truyền thông với đời sống văn hóa, tinh thần của con người qua các cuốn sách Cân bằng trong khủng hoảng, Thương một tình thương.
Ngó phản ứng của kẻ khác để biết mình là ai
Theo ông Nguyễn Tường Bách, khi mạng xã hội, công nghệ ra đời và phát triển đến hôm nay, con người dường như đang sống trong một cơn bão truyền thông. Nếu khi xưa phải nỗ lực nhiều lần để tìm kiếm thông tin thì ngày nay, thông tin tự chạy đến với ta.
"Ở các thành phố lớn, trong xã hội công nghiệp hiện đại, chúng ta sẽ thấy quyền lực của truyền thông ngự trị rõ ràng nhất, nó bắt nhịp tốt với một đời sống quay cuồng vội vã.
Nhìn quanh, có thể thấy lúc nào con người cũng đang đọc một thứ gì đó trên màn hình.
Thậm chí với nhiều người, thời gian sống trên màn hình điện thoại và các thiết bị di động khác còn nhiều hơn với cuộc đời thực", ông nói.
Sách Cân bằng trong khủng hoảng đặt ra nhiều vấn đề mà con người phải đối mặt khi sống trong bão táp truyền thông như: đánh mất sự thận trọng; bị dẫn dắt, thao túng bởi thông tin thất thiệt; chịu sự chi phối của đám đông hay cảm thấy bất an với chính mình...
Ông Nguyễn Tường Bách cho rằng bức chân dung mà con người phác thảo về mình của thời hiện tại có lẽ là sự bất an. Chúng ta tự tin với hình ảnh tự tạo ra trên mạng xã hội nhưng đằng sau là mối băn khoăn liệu có ai tán thưởng mình.
Có lần, ông Bách đọc báo thấy một thông tin buồn cười: "Nhiều người bị trầm cảm chỉ vì đăng hình lên Facebook mà không được người khác nhấn nút yêu thích".
Sau tất cả, ông Bách suy tư: "Trong thời đại này, chúng ta khó mà thoát được bẫy tâm lý do xã hội truyền thông nhào nặn. Thay vì soi rọi vào nội tâm, lý trí của bản thân thì luôn phải ngó phản ứng của kẻ khác để biết mình là ai. Phải vậy không?".
Bạn bè có thể thay thế được iPad
Còn với nhà văn Trần Lê Sơn Ý, cô nhìn tác động của truyền thông với trải nghiệm của một người phụ nữ lo toan cho gia đình trước những thách thức của cuộc sống.
Cô suy nghĩ liệu những đứa con mình khi trưởng thành sẽ ứng xử thế nào trước những thông tin và hình ảnh trên mạng xã hội?
Với Thương một tình thương, Sơn Ý quan niệm trong thời đại này, món quà đẹp nhất, lớn nhất, dễ nhất (mà cũng là khó nhất) ta có thể trao đến người thương, gia đình là sự có mặt của bản thân.
Sự có mặt đó đôi khi chỉ giản đơn là... buông điện thoại xuống, thực sự cùng ăn, chuyện trò, lắng nghe nhau...
Những đối thoại của Sơn Ý với con trẻ trong sách khiến người đọc cảm thấy ấm lòng, từ đó cảm nhận được khao khát kết nối tình thân, tình gia đình, tình bạn trong thời đại của Internet, máy tính và iPad.
Ở bài viết Chỉ cần mang cho con một người bạn, cô tâm sự về tình bạn của đám nhóc nhà mình: "Tôi không nghĩ nhiều đến ngày mai, chỉ là hôm nay các con đã có những niềm vui cùng nhau".
Rồi mới đây, trong dịp hội bạn gặp nhau, Sơn Ý hỏi thăm một cậu bé con bạn rằng mai này định làm gì. Cậu bé trả lời ngay tức khắc: "Con sẽ trở thành một tu sĩ".
Cô ngạc nhiên: "Con có chắc không? Ở chùa con phải xa ba mẹ, dậy sớm, không tivi, iPad, game...".
"Tưởng dọa được cậu bé, ai dè cậu ấy tỉnh bơ: "Con biết. Không gì cũng được nhưng con có bạn". Cậu bé làm nhiều bậc cha mẹ đang có mặt sững sờ thêm lần nữa. Tôi đã học được một bài học mới: bạn có thể thay thế được iPad.
Hãy nghĩ rằng không cần phải điên đầu tìm cách lôi con ra khỏi iPad, chỉ cần mang cho con một người bạn" - Sơn Ý nói.
Cân bằng trong khủng hoảng được viết từ những đối thoại, thảo luận về chuyện đời thế gian liên quan đến sức khỏe, môi trường, tôn giáo, giáo dục, truyền thông, bạo lực, trắc ẩn, giàu - nghèo.
Thương một tình thương là sự hòa giải của mỗi cá nhân với chính mình, gia đình, xã hội, thiên nhiên rộng lớn. Và khó khăn nhất là hòa giải (xa hơn, là hóa giải) được những lệch pha giữa nếp sống gia đình hiện đại và nếp nhà truyền thống.
Theo TTO
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
TS Nguyễn Tường Bách, nhà văn Sơn Ý chỉ cách sống chung với bão truyền thông
Sách Phật giáo 07:02 10/01/2025Theo TS Nguyễn Tường Bách, chúng ta đang sống trong thời đại mà nhìn quanh có thể thấy lúc nào con người cũng đang đọc một thứ gì đó trên màn hình.
Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (3)
Sách Phật giáo 10:58 09/01/2025Từ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long Vương lấy thiếc bổng để thêm khí giới giữ bờ cõi Hoa Quả sơn, đại náo Long cung, vua Trời muốn xử hòa với Tôn Ngộ Không đã không thành thật phong chức giữ ngựa Trời, rồi Tề Thiên Ðại Thánh, rồi giữ chức vườn đào. Các chức ấy đều là hư vị đặt ra do sự dối trá (không thật ý của Thiên đình).
Ước hẹn với sự sống
Sách Phật giáo 10:28 08/01/2025Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
Vượt thoát sinh tử
Sách Phật giáo 15:12 07/01/2025Ta thường nghĩ rằng sinh là sự hình thành và tử là sự tiêu hoại, sinh là từ không mà có, tử là từ có mà trở về không. Quán sát sự vật cho sâu sắc, ta thấy những ý niệm ấy về sự sinh tử chứa chất rất nhiều sai lầm. Không có hiện tượng nào mà từ Không mà trở về Có, không có hiện tượng nào từ Có mà trở về Không.
Xem thêm