Thứ ba, 07/01/2025, 15:12 PM

Vượt thoát sinh tử

Ta thường nghĩ rằng sinh là sự hình thành và tử là sự tiêu hoại, sinh là từ không mà có, tử là từ có mà trở về không. Quán sát sự vật cho sâu sắc, ta thấy những ý niệm ấy về sự sinh tử chứa chất rất nhiều sai lầm. Không có hiện tượng nào mà từ Không mà trở về Có, không có hiện tượng nào từ Có mà trở về Không.

Sự vật biến đổi không ngừng và thay đổi hình thái có mặt. Mây không chết, mây chỉ biến thành mưa. Mưa không sinh, mưa chỉ là sự chuyển hóa và tiếp tục của mây. Những chiếc lá, những đôi giầy, những niềm vui buồn… cũng đều tuân theo luật ấy. Tin rằng sau khi “chết” ta không còn gì cả, đó là kiến chấp mà đạo Bụt gọi là thường kiến (Annahilation). Tin rằng sau khi chết ta vẫn thường hằng, bất biến, đó là kiến chấp mà đạo Bụt gọi là thường kiến (permanence). Thực tại vượt ra khỏi phạm trù Thường và Đoạn. Bụt dạy ta nhìn thẳng vào các yếu tố kết hợp thành bản thân ta để thấy được tự chính của chúng ta và vượt được ý niệm về Ngã, dù đó là một cái ngã thường còn, bất hoại hay một cái ngã đoạn diệt hoàn toàn sau khi ta chết.

Kinh dạy: Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp và Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, có tu tập theo giáo pháp của các bậc tiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này; cảm thọ này là mình, mình là tri giác này; tâm tư này là mình, mình là tâm tư này; nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì khi đó người đó đang không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai và không bị lôi cuốn theo hiện tại.

Nam Mô A Di Đà Phật

Năm yếu tố kết hợp thành cái mà ta gọi là Ngã (mình) là: Sắc (hình thể ), Thọ (cảm giác), Tưởng (tri giác), Hành (tâm tư), và Thức (nhận thức). Nếu ta nhìn thấu suốt bản chất các yếu tố ấy, và thấy được tự tính vô thường và duyên sinh của chúng, tất nhiên ta sẽ không thấy thực tế một thực thể (antite’) nào được gọi là Ngã cả. Các yếu tố ấy tuy biến chuyển không ngừng những sự thực không sinh cũng không diệt. Không có yếu tố nào từ không trở thành có. Không có yếu tố nào từ có trở thành không. Cái mà ta nghĩ là ”Ta” cũng thế. Nó không sinh, không diệt. Ta không đồng nhất ta với những cảm thọ, đang diễn biến không ngừng, ta cũng không đồng nhất ta với tri giác và nhận thức. Ta không bị bó buộc hoặc giới hạn bởi những yếu tố ấy. Đi xa hơn nữa, ta thấy nếu những yếu tố ấy không thực sự có sinh và có diệt thì ta cũng không bị sinh và diệt quản thúc. Cái thấy ấy đưa ta vượt thoát được sinh tử. Đó là câu trả lời của Bụt đối với cái chết.

Kinh nói: ”Có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân” nghĩa là có thực tập sống trong hiện tại và quán chiếu vạn pháp để thấy được tự tính vô thường, và vô ngã của chúng. Bụt dạy: "Phải tinh tiến hôm nay, kẻo ngày mai không kịp; Cái chết đến bất ngờ, không thể nào mặc cả." Sống tinh cần và quán chiếu như thế thì ta chứng nghiệm được thực tính bất sinh và bất diệt của ta và của vạn pháp và ta không còn sợ hãi bất cứ một cái gì nữa, trong đó có thần chết. Thần chết với quyền lực của nó không thể “hù” ta được nữa, vì ta biết ta đã vượt thoát móng vuốt của nó. Móng vuốt của thần chết là sự sợ hãi của ta đối với cái chết vậy. Bồ Tát Quán Thế Âm nói Tam Kinh Bát Nhã cũng là để dạy ta quán chiếu tính bất sinh bất diệt của vạn pháp và đạt tới thái độ Vô Úy (không sợ hãi) đối với sinh và diệt.

Ta biết ta có thể thắng được sinh tử bởi vì sinh tử là những khái niệm sai lạc của chúng ta về tự tính vạn pháp. Quán chiếu vô thường và vô ngã để đập vỡ những khái niệm ấy là vượt thoát được sinh tử, là đánh bại thần chết. Vượt thoát được sinh tử rồi thì ta cần gì mặc cả với thần chết. Ta có thể thấy bản chất của thần chết chẳng khác gì bản chất của ông Táo, của ngọc Hoàng Thượng Đế hay của ông già Noel cả. Ta có thể tươi cười nắm tay thần chết đi chơi như là ta nắm tay ông già Noel ngồi xe trượt tuyết vậy.

Nếp sống phạm hạnh của các bậc xuất gia có công năng đưa tới chứng nghiệm về tự tính bất sinh của vạn pháp. Sự chứng nghiệm ấy là bản chất của giải thoát. Vậy nên kinh Kaccana Bhaddekaratta (Ôn Tuyền Lâm Thiên) đã nhấn mạnh: pháp nhật trú (sống một mình) là căn bản nếp sống phạm hạnh của người xuất gia.

Trích từ sách "Ước hẹn với sự sống: Kinh người biết sống một mình"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vượt thoát sinh tử

Sách Phật giáo 15:12 07/01/2025

Ta thường nghĩ rằng sinh là sự hình thành và tử là sự tiêu hoại, sinh là từ không mà có, tử là từ có mà trở về không. Quán sát sự vật cho sâu sắc, ta thấy những ý niệm ấy về sự sinh tử chứa chất rất nhiều sai lầm. Không có hiện tượng nào mà từ Không mà trở về Có, không có hiện tượng nào từ Có mà trở về Không.

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

Xem thêm