Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)
Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành tựu chánh đẳng chánh giác, giải thoát hoàn toàn, giác ngộ viên mãn, đã nỗ lực không ngừng đi giáo hoá liên tục trong 45 năm (theo Nam truyền), 49 năm (theo Bắc truyền), với hơn ba trăm pháp hội, khoảng tám vạn bốn ngàn bài pháp, tùy nơi, tùy lúc, tùy người, thuận lý, tùy theo căn cơ trình độ khác nhau để người nghe, người học đạt được hiệu quả giác ngộ an lạc giải thoát cao nhất.
Cả đời giáo hóa độ sinh, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường giảng giải chân lý Phật pháp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của thính chúng, một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thực hành nhất trong đời sống thực tế.
Lịch sử luận giải, giảng giải kinh điển đã có từ lâu đời và thế tài vô cùng phong phú, tiêu biểu như: chú giải, sớ giải, yếu giải, diễn giải, giảng giải, lược giải, nghĩa giải, thiền giải, huyền giải, tường giải, luận giải... Thể loại luận trong tam tạng chủ yếu là để giải thích, giảng giải kinh, luật rõ ràng hơn và như chúng ta đã chứng kiến hàng vạn bộ luận lớn nhỏ ra đời làm cho Tam tạng thánh điển Phật giáo càng thêm đồ sộ, phong phú đa dạng.
Ra mắt sách: Lịch sử Phật giáo Việt Nam
Thực là chân thực, thực tế; giải là giải thích, giải nghĩa, giảng giải cho rõ nghĩa ra.
Thực giải là giải thích, giảng giải kinh luận, giáo lý Phật giáo một cách chân thật, rõ ràng, đơn giản, tránh rườm rà phức tạp, giúp người nghe, người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ áp dụng thực hành trong đời sống hàng ngày, chuyển hóa vô minh phiền não khổ đau, đạt được an vui hạnh phúc hướng đến giác ngộ.
Thực giải kinh luận Phật giáo là xu hướng phù hợp với tinh thần giáo hóa, giảng pháp của cả đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni; phù hợp với văn hóa chọn đơn giản của người Việt Nam ta; phù hợp với thời hiện đại khi nhịp sống quá nhanh, quá căng thẳng, quá nhiều thông tin, lo toan làm rắm rối đời sống con người.
Trong seri thực giải các bộ kinh Đại thừa như Kim cang, Pháp hoa, Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Lăng già, Viên giác, Duy ma cật… các bài kinh phổ biến, các bài kinh thường tụng trong đời sống tu học của người Việt Nam ta, chúng tôi gia công bổ sung cho in lại sách Duy thức tam thập tụng thực giải của các tác giả TT TS Thích Hạnh Tuệ, TS Thích Nữ Thanh Quế, NCV Lưu Hồng Hoa vốn đã được lưu hành nội bộ từ năm 2008, dùng làm sách học, sách tham khảo môn Duy thức cho Tăng Ni một số trường Phật học khoảng mười năm nay.
Duy thức tam thập tụng của Bồ tát Thế Thân (Vansubandhu) là một tác phẩm ngắn gọn, súc tích, uyên áo và quan trọng bậc nhất của Duy thức tông nói riêng, Phật giáo nói chung cho nên xưa nay không ít các bậc Đại sư học giả tiền bối quan tâm, nghiên cứu chú giải, giảng giải nhưng như thế chưa phải là đã nói rõ ràng hết giáo lý, tư tưởng cao siêu uyên áo trong tác phẩm vĩ đại này, nhất là phần ứng dụng thực tế tu học và chuyển hóa khổ đau trong đời sống nhân sinh hiện nay.
Quý vị quan tâm về quyển sách "Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải" xin hoan hỷ liên hệ qua số điện thoại: 0975 384933.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)
Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.
“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”
Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.
Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)
Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.
“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”
Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:
Xem thêm