TS.BS Lê Quốc Tuấn nói về nghề y, chuẩn mực giữa bác sĩ, bệnh nhân
TS.BS Lê Quốc Tuấn, giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM nói, bác sĩ cần cả kiến thức tự nhiên lẫn xã hội để thành công trong điều trị, giao tiếp với bệnh nhân.
Trong giao tiếp với bệnh nhân, giữa cuộc tranh cãi nẩy lửa về cách xưng hô, TS.BS Lê Quốc Tuấn cho rằng, điều này không tác động nhiều đến kết quả điều trị, song vẫn cần những chuẩn mực nhất định…

Người thầy đặc biệt của bác sĩ
* Làm bác sĩ và là bác sĩ cần những tố chất, năng lực và tâm hồn như thế nào?
- TS.BS Lê Quốc Tuấn: Giống như những ngành khác, bác sĩ cần những tố chất và năng lực nền tảng. Theo đó, để đào tạo ra một con người có khả năng thực hành chuyên môn, gồm có kiến thức, kỹ năng, thái độ. Ba yếu tố này được cả thế giới công nhận trong công tác giáo dục nói chung chứ không phải chỉ riêng giáo dục y học.
Đối với ngành y, về mặt kiến thức, có thể được coi là rất rộng lớn, mênh mông, bởi chúng ta hiểu sự cần thiết của chẩn đoán, điều trị chính xác rất quan trọng. Do đó, một đặc thù là tất cả các nước trên thế giới đều đào tạo ngành y với một số năm nhiều hơn các ngành khác. Điều đó cũng là đòi hỏi người học phải học hỏi, trau dồi rất nhiều kiến thức, không ngừng, phải trải qua rất nhiều môn học, nhiều kỳ thi để có thể trở thành một bác sĩ thực thụ.
Người học bác sĩ ngoài học từ thầy cô, sách vở, bạn bè - qua giáo dục đồng đẳng - mỗi người có một thế mạnh có thể chia sẻ, trao đổi trong quá trình học, thì họ còn có một người thầy đặc biệt đó là bệnh nhân và những xác chết được hiến.
Làm bác sĩ, kể cả bác sĩ lâu năm, bệnh nhân vẫn là người thầy đặc biệt, tuy không trực tiếp cầm tay chỉ việc nhưng sẽ dạy cho họ biết các phiên bản của những bệnh xảy ra bên ngoài sách vở. Kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân bác sĩ đến từ chính bệnh nhân rất quan trọng chứ không phải chỉ 8 năm hay 6 năm ở trường học.
Người thực hành y khoa bên cạnh kiến thức sách vở thì kỹ năng là điều kiện để có thể độc lập làm việc, như kỹ năng khám bệnh, nghe được tim, phổi; đọc được điện tâm đồ… Nói về kỹ năng, không đến từ cầm tay chỉ việc mà bản thân bác sĩ phải làm, thất bại, rút kinh nghiệm. Ví dụ tiêm thuốc để không đau, ban đầu học viên có thể gây khó chịu cho người bệnh, nhưng càng ngày sẽ càng tốt hơn.
Phần thứ ba quan trọng hơn đó là thái độ, trên nhiều mặt. Thứ nhất là thái độ với ngành nghề mình chọn. Tự bản thân mình chọn ngành, chúng ta có thể không may gặp môi trường làm việc áp lực hơn, bệnh nhân khó tính, mức lương thấp hơn mong đợi… nhưng ta phải giữ thái độ tốt, tôn trọng nghề nghiệp, giữa tâm trong sáng. Tâm huyết tương lai với ngành rất quan trọng, ở nhiều nước bằng cách phỏng vấn họ tìm ra tố chất để chọn học viên.
Thứ hai, đó là thái độ với đồng nghiệp với bệnh nhân. Trong giao tiếp hằng ngày có thể chúng ta sẽ gặp nhiều bất như ý trong các mối quan hệ này nhưng người có thái độ tốt sẽ có thể buông bỏ, cân bằng.
Pha trộn tự nhiên, xã hội trong công việc
* Như tiến sĩ nói bác sĩ là nghề đặc thù? Khách hàng là bệnh nhân, nên ứng xử của bác sĩ với người bệnh ra sao để giúp bệnh nhân được trị liệu tốt nhất và bác sĩ cũng được dưỡng tâm trong công việc?
- Trong xã hội có 2 nhóm ngành. Thiên về tự nhiên - đối tượng làm việc không phải con người như máy móc, mẫu mô, tế bào, động vật… Thiên về xã hội - đối tượng làm việc là con người, những vấn đề về tâm lý, cảm xúc, giao tiếp giữa người với người... Khi được hướng nghiệp, thường người ta sẽ chọn một trong hai nhóm ngành để theo đuổi.
Với ngành y, nhiều người hiểu lầm là nghề thiên về tự nhiên, nhưng thực ra đây là ngành cân bằng giữa tự nhiên và xã hội. Tôi hay nói vui với sinh viên, ngành y là ngành rất “LGBT”, vừa xã hội vừa tự nhiên - ở trường, chúng ta học kiến thức tự nhiên nhưng mang kiến thức đó lý giải lại cho người bệnh, giao tiếp với người bệnh bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu là một công việc liên quan đến khối xã hội. Trong đầu người sẽ làm bác sĩ họ vừa phải tiếp cận kiến thức khoa học tự nhiên (về lý, hóa, sinh) để ứng dụng trong điều trị; đồng thời họ phải tích lũy kiến thức xã hội để làm nền, thực hiện tốt các giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh…
Có một thực trạng, công tác đào tạo ở nhiều nước đang khuyết trong khối kiến thức xã hội. Những môn học như tâm lý học, những vấn đề giao tiếp với bệnh nhân, kỹ năng xử lý các tình huống… gần như các học viên phải tự bươn chãi. Điều này dẫn tới việc vẫn có những bác sĩ ứng xử chưa linh động, gây khó chịu cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trong một môi trường “độc hại”, áp lực về thời gian trong ra các y lệnh, nên đôi khi bác sĩ để xảy ra những tình huống ngoài tầm kiểm soát. Tất nhiên, điều này cũng đến từ nhận thức của bệnh nhân, không hiểu, thiếu thông cảm cho áp lực của bác sĩ. Muốn thầy thuốc là “mẹ hiền” chúng ta cũng phải hiền. Tiếp xúc với bác sĩ bằng thái độ thiếu tôn trọng hoặc nhiều đòi hỏi quá đáng, không phù hợp ở nơi công cộng thì cũng khó đáp ứng.
Là bệnh nhân, đặt mình vào vị trí bác sĩ, mỗi ngày phải làm việc với hàng chục, hàng trăm người khác nhau, họ đã khá mệt mỏi. Năng lượng của ai cũng sẽ giảm xuống khi tiếp xúc với quá nhiều người, nhất là môi trường làm việc của bác sĩ “độc hại” hơn do liên tục tiếp xúc với đối tượng đang đau, khổ.
Để điều trị tốt, theo tôi cần ứng xử hai chiều, từ thái độ của bác sĩ lẫn bệnh nhân. Khi chưa thể thay thế thực trạng quá tải của bác sĩ cần sự thông cảm, hỗ trợ từ hai phía, để hiểu nhau.

Khi xảy ra vấn đề giữa bệnh nhân và bác sĩ, đôi bên nên nhìn lại, tự hỏi, tại sao tiếp xúc với 50 bệnh nhân mà chỉ một bệnh nhân này gây khó chịu cho bác sĩ, đây chắc hẳn là câu chuyện có thể đến từ bệnh nhân. Còn nếu bệnh nhân đi khám với 10 bác sĩ mà 9 người kia vui vẻ còn đến bác sĩ này lại bị gây khó thì đó có thể là thái độ không tốt của bác sĩ. Nhìn đa chiều vào cuộc giao tiếp đó ta sẽ không vội đánh giá, phán xét thiên lệch và có điều chỉnh tốt hơn trong công việc, cuộc sống của mình.
* Xưng hô giữa bác sĩ và bệnh nhân thế nào cho đúng, “phải phép”, cuộc thảo luận này đang rất sôi nổi trên mạng xã hội?
- Xưng hô giữa bác sĩ và bệnh nhân như một giao tiếp xã hội thông thường. Bạn muốn xưng hô thân mật cũng được, nhưng phải được người đó đồng ý.
Thân thiết có thể gọi mình với bạn/ bồ; chị/ em; cô/chú/ con… Mình đang ở môi trường công cộng thì cần đảm bảo những chuẩn mực giao tiếp nhất định, không quá khắc khe nhưng cần lịch sự tối thiểu.
Đa số các cuộc tiếp xúc giữa bác sĩ - bệnh nhân là người lạ, nên có thể hỏi “bác cho em/ cho tui hỏi”, tinh tế hơn có thể hỏi trước “tôi có thể gọi bác sĩ là con/ là em được không”… Ngược lại ở phía bác sĩ, bệnh nhân là người lạ nên ban đầu sẽ có khoảng cách; lâu dần, có thể xưng hô thân mật hơn như kiểu người quen thân. Tuy nhiên, xưng hô đó không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng trong chẩn đoán, điều trị.
Khi một người bệnh nhân đến khám, điều trị, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều có cùng mong muốn, đó là bệnh lý được phát hiện ra, điều trị ổn định. Xưng hô không phải mục đích cuối cùng mà quan trọng hơn là kết quả điều trị, đạt được sự yên tâm cả bệnh lý, nhận thức, tâm hồn người bệnh.
Câu nệ vào xưng hô thì sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực ngay từ đầu thì làm sao có thể đạt được trạng thái tinh thần ổn định để hỗ trợ cho điều trị các bệnh lý? Thành ra, vấn đề này không có khuôn nhất định nhưng phải đảm bảo chuẩn mực căn bản, đừng đi quá chuẩn mực đó. Đến bệnh viện mà gọi bác sĩ bằng thằng hay mày, hoặc thằng đó, con đó thì là ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình thăm khám, điều trị.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tác giả Phan Việt: "Đời sống vốn dĩ là cuốn kinh lớn"
Phỏng vấn
Xuất gia nhưng vẫn tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường đại học ở Mỹ, từng là gương mặt văn chương mới được độc giả yêu mến nhưng rẽ hướng với dòng sách mới mà cô gọi là sách chia sẻ với mọi người về sống sáng.

Trò chuyện với dịch giả cuốn sách "Tâm tình với đất mẹ" của Thiền sư Nhất Hạnh
Phỏng vấn
Cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến góc nhìn riêng về môi trường sống, trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ "Mẹ Đất".

TS.BS Lê Quốc Tuấn nói về nghề y, chuẩn mực giữa bác sĩ, bệnh nhân
Phỏng vấn
TS.BS Lê Quốc Tuấn, giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM nói, bác sĩ cần cả kiến thức tự nhiên lẫn xã hội để thành công trong điều trị, giao tiếp với bệnh nhân.

Tiến sĩ Dương Hoàng Lộc nói về đi đình chùa, cầu cúng đầu năm
Phỏng vấn
Theo TS Dương Hoàng Lộc, đến đình chùa, ngoài việc lễ lạy, cúng kính thì quan trọng hơn là dịp nhắc mình tử tế, khép mình trong suy nghĩ, lời ăn tiếng nói, cách sống... để xứng đáng với tiền nhân, không hổ thẹn với thần Phật.
Xem thêm