Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/09/2014, 14:21 PM

TT.Thích Nhật Từ thuyết giảng tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Nhận lời mời của Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Nghệ An, vào lúc 8h00 sáng ngày 15/08/Giáp Ngọ (08/09/2014), TT.Thích Nhật Từ đã có buổi thuyết trình tại hội trường chính của trường.

Đến dự buổi thuyết trình có hơn 500 giảng viên, cán bộ công nhân viên chức và sinh viên của trường. Đây là lần đầu tiên nhà trưởng tổ chức một buổi thuyết trình với sự tham gia của một tu sĩ Phật giáo.
 
Với đề tài “Giáo dục chân lý và đạo đức”, TT.Thích Nhật Từ đã gửi đến tất cả giảng viên và sinh viên gốc nhìn của Phật giáo về giáo dục con người. Tại buổi thuyết trình, Thượng tọa đã giới thiệu sơ nét về Phật giáo như về đức Phật Thích Ca Mâu Ni, về 4 chân lý thánh, 8 con đường đưa đến giải thoát. Qua lời giới thiệu đó, thính chúng dù là người chưa hiểu về đạo Phật cũng một phần nào đó nắm rõ được các đặc điểm cơ bản nhất của đạo Phật.
 
 
Từ câu nói nổi tiếng của đức Phật từ kinh số 107 của Trung Bộ kinh: “Như Lai chỉ là người chỉ đường”, Thượng tọa đã nhắn nhủ rằng mỗi vị giảng viên là một người thầy chỉ đường, không những về tri thức chuyên ngành mà còn là những người trao truyền đạo đức cho sinh viên. Cũng như đức Phật, các vị giảng viên là những người truyền trao những chiếc chìa khóa, đó là chìa khóa kiến thức, chìa khóa đạo đức, để từ đó sinh viên, học sinh có thể tự mình mở ra những cảnh cửa tương lai, những phương trời rộng mở cho cuộc đời mình.

Về trách nhiệm của người thầy đối với học sinh, kinh Thiện Sinh đã đưa ra năm trách nhiệm mà theo TT.Thích Nhật Từ đó là tiêu chí căn bản của một giảng viên:

(1) truyền trao tri thức không giấu diếm;
(2) truyền trao kiến thức xóa bỏ sự thiếu hiểu biết của trò;
(3) giảng viên cần phải đào sâu những vấn đề mà sinh viên thắc mắc;
(4) tùy vào khả năng của sinh viên mà chỉ;
(5) dạy truyền trao chân lý và đạo đức.
 
 
 
Bốn điều đầu là những tiêu chí cần thiết của một vì giảng sư trong thời đại phát triển ngày nay. Nhưng với tiêu chí thứ năm đó là việc trao truyền đạo đức hiện nay bị nhiều người bỏ ngỏ. Chúng ta chỉ dạy cho học sinh, sinh viên những kiến thức làm ăn, kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng lại quên đi việc hướng dẫn các phương pháp hóa giải những vấn đề về tâm lý đạo đức trong cuộc sống hằng ngày, đó là một điều vô cùng thiếu sót.

Bởi vì, mục đích của cuộc sống của mỗi người là có được cuộc sống hạnh phúc. Con người sẽ không thể nào hạnh phúc nếu không biết cách giải quyết các bế tắc, khổ đau trong đời sống. Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn ngành nghề để có được đời sống kinh tế khá giả, mỗi người cũng cần phải tiếp nhận một nền đạo đức, hiểu biết về chân lý của cuộc sống để chuyển hóa những nổi khổ, niềm đau mà con người hằng ngày phải đối mặt. 

Tiếp theo phần thuyết trình là thời gian dành cho vấn đáp, các thính giả đã đưa lên những câu hỏi lý thú về nhiều vấn đề như: sự khác nhau giữa đạo Phật và các tôn giáo khác, Phật giáo và cầu nguyện, người bị bệnh tâm thần đa nhân cách, đốt vàng mã, ăn chay, chữ duyên trong đạo Phật.

Các câu hỏi nêu ra đều được TT. Thích Nhật Từ giải đáp một cách cặn kẽ giúp tháo gỡ được nhiều khúc mắc trong nhiều thính giả trong hội trường. 
 
 
 
Kết thúc chương trình, thầy hiệu trưởng Ts.Dương Xuân Thao đã đúc kết những vấn đề chính trong buổi thuyết trình và vấn đáp. Nhân dịp này, TT.Thích Nhật Từ cũng đã gửi đến mọi người đến thính giảng hai cuốn Kinh Phật Cho Người Tại Gia và Kinh Phật Cho Người Mới Bắt Đầu. Mong rằng, những hạt giống lành này sẽ ngày một nảy nở, đâm chồi kết quả, đem niềm an lạc, hạnh phúc đến với mọi người.

Ngộ Dũng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm