Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/07/2013, 09:04 AM

Từ câu chuyện Siu Black nghĩ về việc quản lý đồng tiền theo giáo lý nhà Phật

Trong tuần qua cái tên “Siu Black và câu chuyện nợ nần” được đăng tải trên một số trang báo điện tử. Nhiều bạn đọc ngỡ ngàng, lẽ nào giọng ca đặc trưng Siu Black lại rơi vào hoàn cảnh túng thiếu và mắc nợ?!

Nữ ca sĩ của núi rừng Tây nguyên có chất giọng đặc biệt, luôn cuốn hút thính giả bởi sự bốc lửa, nhiệt huyết trong từng lời ca, từng cử chỉ trên sân khấu. Chị đã từng làm giám khảo của rất nhiều chương trình, gameshow, được các thí sinh yêu mến.

Các báo đã đăng tải nhiều bài viết về hoàn cảnh nợ nần, túng thiếu của ca sĩ Siu Black. Được biết với nữ ca sĩ đa tài này nguồn thu nhập hàng năm do nghề nghiệp mang lại là không hề nhỏ. Song, vì sao chị lại mắc nợ và bị con nợ kêu kiện? Ca sĩ Phương Thanh - người bạn diễn thân thiết của Siu Black chia sẻ trên báo chí là do hai nguyên nhân chính: - Chị Siu Black là người sống phóng khoáng, thấy hoàn cảnh là sẵn sàng giúp đỡ, mà không hề tính toán, so đó; phần nữa chị lao vào kinh doanh - trong khi việc kinh doanh quán sá không phải là sở trường của chị. Để có vốn kinh doanh, chị lại vay nợ nặng lãi, các vòng luẩn quẩn đó đã biến chị thành con nợ?!

Thực hư câu chuyện đó, người viết chưa dám kết luận. Tuy nhiên ở góc nhìn của một người theo đạo Phật, tôi thấy rằng dù là ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng hay một doanh nhân thành đạt thì của cải và sự giàu có, sự nghiệp dù có lúc vinh quang tột đỉnh - nhưng những thứ đó không phải là mãi mãi và bất biến.

Dân gian thường nói "mọi thứ đều có thể" hôm nay lên voi ngày mai có thể xuống chó, hôm nay có ngày mai có thế "mất", còn theo triết lý nhà Phật thì dù bất kỳ sự vật hiện tượng gì, đời sống vật chất và sự sở hữu của cải cũng vậy, đều trải qua quy luật thành - trụ - hoại - không.

Ca sĩ Siu Black. Ảnh sưu tầm trên Internet

Trở về trường hợp ca sĩ Siu Black, nguyên nhân có thể là do nữ ca sĩ chưa biết cách làm chủ mình, phải chăng là ca sĩ Siu Black đã sai lầm khi quá đi sâu vào con đường kinh doanh, việc vay mượn lại chưa có sự cân nhắc và tính toán kỹ?

Trong kinh Trung Bộ, đức Phật dạy về 6 nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh là: Đam mê nghiện các loại rượu, du hành đường phố phi thời, la cà đình đám hí viện, đam mê cờ bạc, giao du với bạn xấu, quen thói lười biếng - lười lao động.

Còn trong Trường Bộ Kinh, đức Phật đã khuyên chúng ta, những phật tử tại gia cần chia tài sản của mình làm bốn phần bằng nhau: Hai phần để kinh doanh, một phần để tiết kiệm, và phần còn lại là cho phí sinh hoạt. Đối với hàng phật tử tại gia còn gánh nặng gia đình, nào vợ, nào con, nào thân bằng quyến thuộc - đức Phật không khuyên ta dùng hết tài sản của mình vào việc tiêu xài và bố thí. Ngài coi việc tiết kiệm là điều cần thiết vì số tiền tiết kiệm có thể được sử dụng trong trường hợp tai nạn hay những điều bất trắc không ngờ trước xảy ra theo quy luật vô thường. 

Chỉ một trong bốn phần của tài sản là được khuyên nên sử dụng cho các chi phí cá nhân và bố thí. Nói cách khác, đức Phật khuyên chúng ta vì hãy còn gánh nặng gia đình, còn các mối quan hệ làm ăn khác mà chỉ nên dùng một phần tài sản để làm thỏa mãn bản thân và người khác, chứ không phải tất cả những gì ta có được.

Qua câu chuyện chị Siu Black tôi nhận thấy và nghiệm thấy chúng ta - dù là ai thì việc ứng dụng Lời Phật dạy vào cuộc sống luôn đúng và hữu ích.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm