Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ chân ngôn tông theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(真言宗) Có hai nghĩa rộng và hẹp: I. Chân ngôn tông theo nghĩa rộng là chỉ chung Mật tông từ Ấn độ truyền sang Tây tạng, Trung quốc và Nhật bản. (xt. Mật Tông). II. Chân ngôn tông theo nghĩa hẹp thì đặc biệt chỉ Mật tông lưu truyền ở Nhật bản. Là một trong tám tông ở Nhật bản. Lấy Tức sự nhi chân, Tam mật gia trì làm pháp môn chủ yếu. Còn gọi Chân ngôn đà la ni tông, Chân ngôn mật tông, Bí mật tông, Mạn đồ la tông, Du già tông, Đà la ni tông, Tam ma địa tông. Vì coi trọng việc niệm tụng chân ngôn (tức lời chú), cho nên gọi là Chân ngôn tông. Tổ khai sáng là Hoằng pháp đại sư Không hải (774 - 835). Để phân biệt với Thiên thai mật tông (tức Thai mật) do ngài Tối trừng truyền, nên còn gọi là Đông mật. Pháp thống của tông này là từ giáo tổ Đại nhật Như lai (tức Ma ha tì lô giá na) truyền cho Kim cương tát đóa (tổ thứ hai), Long mãnh (tổ thứ ba), Long trí (tổ thứ tư), Kim cương trí (tổ thứ năm), Bất không (tổ thứ sáu), Huệ quả (tổ thứ bảy), Không hải (tổ thứ tám), gọi là Phó pháp bát tổ (tám tổ truyền pháp). Kinh điển căn bản của tông này là kinh Đại nhật (Thiện vô úy dịch), kinh Kim cương đính (Bất không dịch), gọi là hai bộ kinh lớn. Ngoài ra còn y cứ theo kinh Tô tất địa, Kinh Du kì, luận Thích ma ha diễn, luận Bồ đề tâm và Đại nhật kinh sớ. Lại nữa, luận Thập trụ tâm, Bí tạng bảo thược, luận Biện hiển mật nhị giáo, nghĩa Tức thân thành Phật, nghĩa Thực tướng tiếng chữ, nghĩa chữ Hồng, Bát nhã tâm kinh bí kiện v.v... do chính ngài Không hải soạn, cũng rất trọng yếu. Về đại cương giáo nghĩa, thì tông Chân ngôn giảng thuyết ba viên dung lớn: sáu đại (thể), bốn mạn (tướng), ba mật (dụng), thiết lập hai bộ Mạn đồ la, lấy Tức thân thành Phật làm chủ yếu. Do ngài Không hải hết sức truyền bá, y cứ vào sự phán định hai giáo Hiển, Mật và mười trụ tâm mà kiến lập hai giáo ngang dọc thuần Mật để biểu thị Mật tông trội hơn các tông khác. Mật tông tuy đã suy vi tại Trung quốc, Ấn độ, nhưng vẫn còn được lưu truyền ở Tây tạng và Nhật bản. Năm Diên lịch 23 (804), ngài Không hải đến Trung quốc, thờ tổ Huệ quả làm thầy - niên hiệu Đại đồng năm đầu (806), ngài trở về nước, thời cơ thuận lợi, được cả trong triều ngoài nội hướng về. Trước đây, những vị tăng Nhật bản đến Trung quốc thỉnh kinh sách đem về, tuy có cái gọi là Nhập Đường bát gia (tám nhà vào Đường, tức Trung quốc đời Đường), nhưng người được sự chính truyền của bảy tổ, và giáo hóa rộng, thì chỉ có ngài Không hải, vì thế ngài được kể là tổ phó pháp thứ tám, và được tôn làm tổ khai sáng tông Chân ngôn Nhật bản. Năm Hoằng nhân thứ 7 (816), ngài sáng lập chùa Kim cương phong trên đỉnh núi Cao dã. Năm Hoằng nhân 14, Thiên hoàng Tha nga ban cho hùa Đông (tức chùa Giáo vương hộ quốc), cùng với chùa Kim cương phong cùng là đạo tràng căn bản của tông này. Học trò rất đông, trong đó, mười nhân vật kiệt xuất là Chân tế, Chân nhã, Thực tuệ, Đạo hùng, Viên minh, Chân như, Cảo lân, Thái phạm, Trí tuyền và Trung diên, người ta ví như mười vị đệ tử lớn của đức Thế tôn. Ngài Không hải và mười đệ tử ấy đã làm cho tông phong nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đến mọi giai tầng xã hội trong thời đại Bình an. Nhưng sau ngài Không hải nhập tịch khoảng một trăm năm, sự truyền thừa chia làm hai dòng phái lớn là Tiểu dã và Quảng trạch. Tức dưới Chân nhã có Nguyên nhân, dưới Nguyên nhân có Ích tín và Thánh bảo. Sau Ích tín vài đời, đến thời Khoan triều, thì dòng Khoan triều gọi là dòng Quảng trạch - sau Thánh bảo vài đời, đến thời Nhân hải, thì dòng Nhân hải gọi là dòng Tiểu dã. Hai dòng trên đây, mỗi dòng lại chia làm sáu, gộp lại gọi chung là mười hai dòng Dã, Trạch, về sau lại chia thành ba mươi sáu dòng, hơn bảy mươi dòng. Dòng Quảng trạch lấy sư Ích tín làm tổ khai sáng, dùng chùa Biến chiếu của Tha nga làm đạo tràng trung tâm, Thiên hoàng Vũ đa rất tôn kính sư Ích tín. Năm Xương thái thứ 2 (899), Thiên hoàng qui y, xuống tóc, thụ giới Cụ túc - niên hiệu Diên hỉ năm đầu (901), nhà vua được truyền phép Quán đính và trở thành Pháp hoàng (vua pháp), đặt tăng phòng (ngự thất) tai chùa Nhân hòa - từ đó chùa Nhân hòa trở thành đạo tràng căn bản của dòng Quảng trạch. Đến thời Khoan trợ, dòng Quảng trạch lại chia thành sáu phái, gọi là Quảng trạch lục lưu (sáu dòng Quảng trạch): 1. Dòng vua chùa Nhân hòa, do Pháp thân vương là Giác pháp mở, chức trụ trì đều do các Hoàng tử xuất gia đảm nhiệm, đây là sự bắt đầu của chế độ chùa viện Hoàng tộc tại Nhật bản. 2. Dòng Bảo thọ viện, do Vĩnh nghiêm mở.3. Dòng Tây viện, do Tín chứng mở. 4. Dòng Hoa tạng viện do Pháp thân vương Thánh tuệ mở. 5. Dòng Nhẫn nhục sơn, do Khoan biến mở. 6. Dòng truyền pháp viện, do Giác tông mở. Dòng Tiểu dã lấy Thánh bảo làm tổ khai sáng. Thánh bảo từng học tập Tam luận, Pháp tướng, Hoa nghiêm, đặc biệt tinh thông Tam luận, dùng viện Đông nam của chùa Đông đại làm đạo tràng căn bản, chuyên hoằng dương Tam luận, đồng thời lại mến mộ hành tích của Tổ Dịch tiểu dác thuộc Tu nghiệm đạo tu hành trong núi, cho nên đời sau gọi là nhân vật trung hưng Tu nghiệm đạo. Sau khi thầy là Chân nhã thị tịch, Thánh bảo theo Chân nhiên thụ mật pháp Quán đính, lại theo Nguyên nhân thụ phép bí áo của Đông mật, thanh danh ngang với Ích tín. Năm Khoan bình thứ 9 (897), chùa Đề hồ do sư kiến tạo được liệt vào hàng chùa quan, ngang hàng với chùa Nhân hòa của dòng Quảng trạch. Dưới Thánh bảo, lần lượt truyền đến Quán hiền, Thuần hựu, Nguyên cảo, Nhân hải, là thời kì cực thịnh của dòng Tiểu dã. Nhân hải và Khoan triều của dòng Quảng trạch, được gọi là hai trọng trấn lớn của Đông mật. Dưới Nhân hải có Thành tôn, học trò Thành tôn có Nghĩa phạm, Phạm tuấn, Minh toán. Dưới Nghĩa phạm truyền cho Thắng giác, dưới Phạm tuấn truyền cho Nghiêm giác, từ hai người này mỗi người đều mở ra ba dòng, thành là Tiểu dã sáu dòng: 1. Dòng Tam bảo viện, do Định hải mở. 2. Dòng Lí tính viện, do Thánh giác mở. 3. Dòng Kim cương viện, do Thánh hiền mở.4. Dòng Khuyến tu tự, do Khoan tín mở.5. Dòng Tùy tâm viện, do Tăng tuấn mở.6. Dòng An tường tự, do Tông ý mở. Niên hiệu Thiên thừa năm đầu (1131), sư Giác tông, người mở ra dòng Truyền pháp viện thuộc dòng Quảng trạch, lên núi Cao dã sáng lập viện Đại truyền pháp, kiêm chức tọa chủ chùa Kim cương phong, lúc ấy vào cuối thời kì Bình an. Núi Cao dã và Đông tự trước nay chủ trương thuyết Đại nhật Như lai bản địa Pháp thân (Pháp thân bản địa của Đại nhật Như lai), đối lại với thuyết này, sư Giác tông đề xướng thuyết Tự tính gia trì thân (Thân tự tính gia trì). Do đó, hai phái tuyên bố tách rời, phái núi Cao dã gọi là tông Chân ngôn nghĩa cũ, còn sư Giác tông và những người ủng hộ sư gọi là tông Chân ngôn nghĩa mới. Về sau, sư Giác tông bị môn đồ của núi Cao dã ghét, vào năm Bảo diên thứ 6 (1140), dời đến chùa Căn lai thuộc huyện Hòa ca sơn để làm cơ sở cho phái nghĩa mới. Dưới sư Giác tông, có Kiêm hải, Chứng ấn, sau Kiêm hải có Lại du, cũng chủ trương thuyết Gia trì, và nhận sự phó pháp của Hiền thâm, mở ra dòng Trung tính viện, đến đời Thánh hiền thì tập đại thành thuyết gia trì, xác lập cơ sở của phái nghĩa mới. Sau khi chùa Căn lai bị thiêu hủy, sư Chuyên dự về ở chùa Trường cốc tại Đại hòa, sư Huyền hựu về ở chùa Trí tích tại Kinh đô, đều dựng cờ pháp, mở ra hai phái Phong sơn (chùa Trường cốc) và Trí sơn (viện Trí tích). Về phần núi Cao dã thì có các sư Hựu khoái, Trường giác cố giữ thuyết Bản địa. Về sau các sư truyền đến Trường dự, Khoái toàn, Thành hùng, Thiên biến và Ấn dung. Đến thời đại Giang hộ, có các sư Tuệ quang, Đàm tịnh, Đạo không và Hoằng đạo, hết sức dung hợp hai thuyết mới và cũ, về sau pháp của Phong sơn đứng vững và tập đại thành. Tông Chân ngôn Nhật bản bắt đầu từ hai dòng gốc là Tiểu dã và Quảng trạch, tuy có phát sinh nhiều dòng phái, nhưng từ thời Trung cổ trở lại đây thì chỉ có hai phái Nghĩa mới và Nghĩa cũ. Trong thời Giang hộ, phái Nghĩa cũ phần nhiều thuộc núi Cao dã, còn phái Nghĩa mới thì lệ thuộc hai phái Trí sơn và Phong sơn. Năm Minh trị thứ 5 (1872), đặt ra giáo bộ tỉnh, đầu tiên lấy núi Cao dã làm trụ sở chính của phái Nghĩa cũ, lấy Trí sơn và Phong sơn làm trụ sở chính của phái Nghĩa mới, do cả hai phái ba chùa thay nhau ở để chưởng quản tông Chân ngôn, không bao lâu, Đông tự cũng được thừa nhận là trụ sở chính của phái Nghĩa cũ, bèn do hai phái bốn chùa thay nhau quản chưởng, cai quản toàn bộ các chùa viện thuộc tông Chân ngôn trên toàn nước Nhật. Năm Minh trị thứ 11, bảy chùa Nhân hòa, Đại giác, Quảng long, Thần hộ, Pháp long, Tây đại và Chiêu đề hợp lại làm Tây bộ Chân ngôn tông (tông Chân ngôn mạn Tây), đặt chức quản chưởng riêng biệt, bỏ chế độ bốn chùa luân lưu thay nhau, Đông tự và Cao dã thì gọi là tông Chân ngôn. Năm sau, nội vụ tỉnh ra lệnh bỏ hết các chưởng quản của các bộ phái, mà chỉ để một quản chưởng cho một tông mà thôi và Đông tự được dùng làm trụ sở chính của tông này, đặt ra Pháp vụ sở để cai quản toàn tông. Năm Minh trị 18, hai dòng Trí, Phong hợp lại gọi là Tông Chân ngôn phái Nghĩa mới. Năm Minh trị 29, chùa Đề hồ xin được là một phái độc lập. Năm Minh trị 33, trong phái Nghĩa cũ, chùa Nhân hòa gọi là Chân ngôn tông ngự thất phái (phái nhà vua), núi Cao dã gọi là Cao dã phái, chùa Đại giác gọi là Đại giác tự phái, chùa Đề hồ là Đề hồ tự phái, còn bốn chùa là Đông tự, Khuyến tu tự, Tùy tâm viện và Dũng tuyền tự gộp lại gọi là Chân ngôn tông. Trong phái Nghĩa mới, thì Trí sơn, Phong sơn, cũng chia ra làm hai, gọi là Tân nghĩa Chân ngôn tông Trí sơn phái và Tân nghĩa Chân ngôn tông Phong sơn phái, và đặt quản chưởng riêng. Năm Minh trị 40, tông Chân ngôn bốn chùa cũng chia rẽ ra thành Chân ngôn tông Đông tự phái, Chân ngôn tông Sơn giai phái (chùa Khuyến tu), Chân ngôn tông Tiểu dã phái (viện Tùy tâm), Chân ngôn tông Tuyền dũng tự phái. Năm Đại chính 14 (1925), ba phái Cao dã, Ngự thất, Đại giác liên kết lại với nhau và lấy chùa Kim cương phong làm trụ sở chính, còn hai chùa kia (Ngự thất, Đại giác) là chùa thường, đổi tên gọi là Cổ nghĩa Chân ngôn tông. Năm Chiêu hòa thứ 6 (1931), phái Tiểu dã lại lấy chùa Thiện thông làm chùa chính và đổi tên phái là Thiện thông tự phái.Hiện nay, tông Chân ngôn nghĩa cũ, có bảy phái lớn tương đối trọng yếu, đó là: 1. Chân ngôn tông Cao dã phái, tông Tổ là ngài Không hải, trụ sở chính là chùa Kim cương phong trên núi Cao dã - năm Hoằng nhân thứ 7 (816), ngài Không hải dâng biểu lên Thiên hoàng Tha nga xin nơi này, vua ban là Cao dã sơn. Có hai nghìn bảy trăm sáu mươi chùa lệ thuộc. Theo qui chế liên hiệp các phái nghĩa cũ, vị tọa chủ chùa Kim cương phong, giữ chức viện trưởng trường Đại học núi Cao dã của tông Chân ngôn liên hiệp và là hiệu trưởng trường Trung học núi Cao dã, đồng thời các chùa phái hiệp lực cùng nhau quản trị các trường chuyên môn tại Kinh đô và trường Trung học của Đông tự (chùa Đông) để dạy dỗ các đệ tử môn hạ. 2. Chân ngôn tông Sơn giai phái, Tông tổ là Không hải, Phái tổ là Nghiêm giác, trụ sở chính là chùa Khuyến tu ở Sơn khoa. Chùa này do mẫu hậu của Thiên hoàng Đề hồ phát nguyện xây dựng vào năm Xương thái thứ 3 (900), lấy Thừa tuấn làm vị khai sơn (trụ trì đầu tiên). Có một trăm hai mươi chùa phụ thuộc. Các chùa phái cùng nhau mở các trường chuyên môn tại Kinh đô và trường Trung học ở Đông tự để giáo dục các học trò trong phái. 3. Chân ngôn tông Đề hồ phái, Tông tổ là Không hải, Phái tổ là Thánh bảo, trụ sở chính là chùa Đề hồ tại Sơn thành. Phái tổ Thánh bảo nhận sự phó pháp của Nguyên nhân - pháp tôn của Không hải, vào năm Trinh quán 16 (874) đời Thiên hoàng Thanh hòa, sáng lập chùa Đề hồ làm đạo tràng tu pháp, dòng pháp của sư gọi là dòng Tiểu dã. Có chín trăm bốn mươi chùa phụ thuộc, các chùa phái hợp đồng quản trị các trường chuyên môn tại Kinh đô và trường Trung học ở Đông tự. 4. Chân ngôn tông Ngự thất phái, Tông tổ là Không hải, phái tổ là Pháp hoàng Khoan bình (Thiên hoàng Vũ đa), trụ sở chính là chùa Nhân hòa Ngự thất tại Sơn thành. Chùa Nhân hòa là do Thiên hoàng Quang hiếu phát nguyện sáng lập tại chân núi Đại nội, làng Tiểu tùng các năm Nhân hòa thứ 2 (886). Phái này còn triển khai các dòng khác, như dòng Quảng trạch ngự, dòng Tây viện, dòng Bảo thọ viện, dòng Nhẫn nhục sơn, dòng Truyền pháp viện, dòng Hoa tạng viện v.v... Có một nghìn hai trăm chùa lệ thuộc, và chung nhau kinh doanh các trường chuyên nghiệp tại Kinh đô và trường Trung học ở Đông tự để dạy dỗ con em trong phái. 5. Chân ngôn tông Đông tự phái, Không hải là tổ khai sáng, trụ sở chính là Đông tự tại Kinh đô. Năm Hoằng nhân 14 (823), Thiên hoàng Tha nga đem Đông tự ban cho ngài Không hải, chuyên nghiên tu kinh luật luận của tông Chân ngôn, trở thành đạo tràng căn bản truyền bá Chân ngôn. Có một trăm tám mươi chùa lệ thuộc, các chùa phái cùng nhau thiết lập các chùa chuyên môn và trường Trung học ngay trong nội tự chùa Đông để dạy dỗ các đệ tử của các phái dưới. 6. Chân ngôn tông Thiện thông tự phái, tông tổ là Không hải, phái tổ là Tăng tuấn, trụ sở chính là chùa Thiện thông tại Tán kì. Có ba mươi chùa phụ thuộc, các chùa phái hợp lực kinh doanh các trường chuyên môn và trường Trung học trong nội tự chùa Đông tại Kinh đô để giáo dục đệ tử. 7. Chân ngôn tông Tuyền dũng tự phái, tông tổ là Không hải, phái tổ là Tuấn nhận, trụ sở chính là chùa Tuyền dũng tại Kinh đô. Vào khoảng năm Kiến cửu, Tuấn nhận đến Trung quốc (đời Tống) học pháp, sau khi trở về Nhật bản, làm chùa Tuyền dũng khiến trở thành đạo tràng của bốn tông, kiêm học Thai, Mật, Thiền, Luật. Có bốn mươi chùa phụ thuộc, cũng kinh doanh các trường chuyên môn tại Kinh đô và trường Trung học Đông tự. Còn hai phái lớn của tông Chân ngôn nghĩa mới thì phân biệt là: 1. Tân nghĩa Chân ngôn tông Trí sơn phái, gọi tắt là Trí sơn phái. Tông tổ là Không hải, Phái tổ là Giác tông, tổ trung hưng là Huyền hựu, trụ sở chính là viện Trí tích tại Kinh đô, do Đức xuyên gia khang quyên cúng. Có ba nghìn bảy mươi chùa lệ thuộc, thiết lập trường chuyên môn Trí sơn tại Đông kinh để giáo dục đệ tử trong phái. 2. Tân nghĩa chân ngôn tông Phong sơn phái, gọi tắt là Phong sơn phái. Cao tổ là Không hải, Tông tổ là Giác tông, Phái tổ là Chuyên dự, trụ sở chính là chùa Trường cốc Phong sơn tại Đại hòa. Có hai nghìn hai trăm chín mươi chùa phụ thuộc, vào niên hiệu Chiêu hòa năm đầu (1926), liên kết với hai tông Thiên thai và Tịnh độ, mở viện Đại học Đại chính tại Đông kinh để giáo dục đệ tử trong phái. (xt. Nhập Đường Bát Gia, Không Hải, Mật Tông, Giác Tông).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

ca ca ca ca bái ca bái cá biệt cá biệt tính ca bố la hương
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)