Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ hư vân theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(虛雲) Thiền sư Trung quốc, người làng Tương, tỉnh Hồ nam, họ Tiêu, tên Cổ nham, tự Đức thanh. Cuộc đời sư tiếp nối pháp mạch của 5 dòng Thiền: Tào động, Lâm tế, Vân môn, Pháp nhãn và Qui ngưỡng. Năm 19 tuổi sư theo ngài Thường khai lão nhân chùa Dũng tuyền, núi Cổ sơn, tỉnh Phúc kiến, xin xuất gia. Năm 20 tuổi sư y vào ngài Diệu liên thụ giới Cụ túc. Về sau, sư du phương tham học khắp các vùng Tứ xuyên, Tây khang, Tây tạng, Ấn độ, Tích lan, Miến điện, v.v... Năm 43 tuổi, sư phát tâm lên chiêm bái núi Ngũ đài để đền đáp ơn sâu của cha mẹ, bắt đầu từ am Pháp hoa ở núi Phổ đà, cứ 3 bước lạy 1 lạy, ròng rã trong ba năm, chịu đủ nỗi đói lạnh, ba lần bị bệnh nặng, tưởng như chờ chết, đều được bồ tát Văn thù cảm ứng cứu giúp. Cuối cùng, sư đến được chùa Hiển thông núi Ngũ đài. Năm 56 tuổi, sư ở chùa Cao mân tại tỉnh Giang tô, một hôm nhân bị nước sôi bắn vào tay làm cho tách trà rơi xuống đất, sư bỗng nhiên dứt gốc ngờ, triệt ngộ bản lai. Năm 61 tuổi, cuối đời Thanh, sư theo Lưỡng cung(chỉ cho vua và Thái hậu) đến phía tây mở pháp hội Chúc Thánh Hộ Quốc Tiêu Tai , rồi trở về ẩn tu ở núi Chung nam, đổi tên là Hư vân, hiệu Huyễn du. Sau, sư đến hoằng pháp ở đảo Penang, Mã lục giáp, Cát long pha (Kuala Lumpur), Đài loan, v.v... Năm 68 tuổi, lúc giảng kinh ở Thái lan, sư từng nhập định 9 ngày, gây xôn xao cả kinh đô Thái. Sư cũng từng thuyết phục quân Hiệp thống tỉnh Vân nam là Lí căn nguyên, chấm dứt việc đuổi tăng phá chùa, cũng như đã điều đình sự tranh chấp giữa Trung quốc và Tây tạng, trừ khử họa chiến tranh, khuyên dụ bọn trộm cướp trở về con đường lương thiện. Sư hoằng dương giáo pháp ở tỉnh Vân nam 18 năm. Năm 90 tuổi sư mới trở về trụ trì chùa Dũng tuyền ở núi Cổ sơn. Năm 109 tuổi, sư hoằng pháp ở Hương cảng. Sau, vì hoài bão bi nguyện hộ giáo cứu tăng nên năm sau sư trở về đại lục. Năm 1951, sư được 112 tuổi. Mùa xuân năm ấy, cộng sản Tàu đến quấy phá chùa Vân môn, đệ tử của sư là Diệu vân bị cộng sản đánh đến chết, chính sư cũng bị đánh đến hôn mê. Không bao lâu phát bệnh, sư ngồi kết già, nhịn ăn trong 9 ngày, cộng sản thấy sư không chết lấy làm lạ, từ đó không dám quấy nhiễu nữa. Cuối đời sư đến ở núi Vân cư tại tỉnh Giang tây. Trọn đời sư đã vâng giữ các hạnh thanh tịnh, khổ, hiếu, nhẫn, định, xả, bi, dị, phương tiện, vô úy, bất phóng dật. Sư thường than thở tông phong suy tàn, đạo tràng đổ nát, luật giáo không còn được nghe, sư phát nguyện chấn hưng, trùng tu các tùng lâm trong nước, tổng cộng hơn 80 ngôi lớn nhỏ như: Chùa Hoa đình (Vân thê) tại tỉnh Vân nam, Chúc Thánh thiền tự ở núi Kê túc, tùng lâm Hoa nam ở Tào khê, chùa Dũng tuyền ở núi Cổ sơn, tỉnh Phúc kiến, Vân môn thiền tự ở huyện Khúc giang, tỉnh Quảng đông, Chân như thiền tự ở núi Vân cư, tỉnh Giang tây, v.v... Mỗi nơi sau khi hoàn thành sư đều giao cho một vị làm trụ trì, sau đó lại đi nơi khác. Tuy là bậc cự phách trong Thiền tông nhưng sư cũng dạy người chân thật niệm Phật. Mùa thu năm 1959 sư thị tịch tại núi Vân cư, thọ 120 tuổi, pháp lạp 101. Lúc sinh thời sư từng soạn các bộ: Lăng nghiêm kinh huyền yếu, Pháp hoa kinh lược sớ, Di giáo kinh chú thích, Viên giác kinh huyền nghĩa, Tâm kinh giải, v.v... nhưng tất cả những tác phẩm trên đều đã bị cộng sản lấy đi hết trong vụ cướp phá chùa Vân môn năm 1951. Hiện nay chỉ còn Pháp ngữ, Khai thị, Vấn thư, Thi ca…... do người sau biên tập thành Hư Vân Hòa Thượng Pháp Vận . [X. Hư vân hòa thượng pháp vậng; Hư vân lão hòa thượng sự lược].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ha hạ hạ hạ hạ hạ an cư hạ an cư hạ an cư Hà Bá
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.