Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/05/2024, 20:34 PM

Tâm bình thế giới bình

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Audio

Vậy muốn được hòa bình thì tâm hồn phải tự làm chủ lấy mình, không tham, không sân và không si.

Hai bài kệ đầu tiên trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:

“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm ô nhiễm thì khổ não sẽ theo sau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm thanh tịnh thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng với hình.”

Thật vậy, mình phải làm chủ lấy mình, đừng để ngoại cảnh chi phối, khi ngoại cảnh chi phối thì tâm ta sẽ bị ngoại cảnh lôi cuốn bởi tài, sắc, danh, thực và thùy. Khi tâm đã tham muốn nhiễm ô sẽ sanh ra mọi sự tranh chấp, xáo trộn dẫn đến chiến tranh. Cho nên muốn không chiến tranh thì phải an lập tâm, ổn định tâm, hòa bình tâm. Đúng như câu: “Tâm tịnh thì thế giới tịnh, Tâm bình thì thế giới bình.” Trong Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật có dạy:

“Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sanh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục, tâm vọng động thì muôn ngàn sai biệt sanh khởi, tâm bình thì thế giới thản nhiên, tâm không thì nhất đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành. Tự mình đạp mây mà uống nước cam lộ, hay uống máu mủ, cũng tự mình gây nên, không phải trời sanh hay đất mà có.”

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Qua đó chúng ta thấy rằng muốn thiết lập một thế giới hòa bình thì mỗi người cần thiết lập cho mình một thế giới tâm vững chắc, kiên định không tham, không sân và không si bằng cách giữ gìn năm giới cấm của nhà Phật:

Mỗi người tự mình không sát sanh và khuyên người đừng sát sanh.

Mỗi người không trộm cắp và khuyên người đừng trộm cắp.

Mỗi người không tà hạnh và khuyên người đừng tà hạnh.

Mỗi người không nói dối và khuyên người đừng nói dối.

Mỗi người không uống rượu và khuyên người đừng uống rượu.

Để thực hành các giới luật trên, mỗi người phải tự thiết lập cho mình một lối sống có giới luật và đạo đức thì sẽ được sống lâu, sắc tốt, yên vui, sức mạnh và trí tuệ và nhờ thế mà tự tâm người ấy sẽ không xao động, không tham, không sân và không si; từ đó dẫn đến gia đình hạnh phúc, xã hội an hòa, quốc gia vững mạnh và thế giới hòa bình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chân dung người cư sĩ

Kiến thức 10:41 17/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong vườn cây bàn. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ Thế Tôn: - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ?

Trái tim nhân từ

Kiến thức 09:42 17/05/2024

Theo đạo Nho, có năm điều căn bản để bảo vệ tam cương, đó là nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Năm việc này quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ xã hội. Mở đầu là lòng nhân từ, tức tình thương giữa những người đồng loại và cuối cùng là tín, tức niềm tin.

Nhân mùa Phật Đản bàn về tích đản sanh

Kiến thức 09:12 17/05/2024

Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.

Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật

Kiến thức 08:49 17/05/2024

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Xem thêm