Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ kỳ đảo theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(祈禱) Cũng gọi Kỳ nguyện, Kỳ niệm, Kỳ thỉnh, Tâm nguyện. Cầu xin chư Phật, Bồ tát thầm gia hộ để tránh khỏi tai nạn tăng thêm phúc đức. Ở Ấn độ, bắt đầu từ thời đại Phệ đà, việc dùng chú thuật để cầu nguyện tiêu trừ tai ách, chữa khỏi tật bệnh đã rất thịnh hành. Tại Trung quốc từ xưa cũng có phong tục cầu xin Thiên thần, Địa kì phù hộ. Phật giáo tuy không thực hành pháp này, nhưng tư tưởng thệ nguyện, bản nguyện và công đức dựng tháp, tụng kinh, hồi hướng,... đều có ý nghĩa tương tự, vì có cầu xin Phật lực gia hộ mới có các thuyết công đức và thuyết tiêu tai. Khoảng năm Thái khang đời Tây Tấn, ngài Trúc pháp hộ dịch kinh Hải long vương; về sau, các ngài Tăng già bà la, Huyền trang, Thực xoa nan đà, Bồ đề lưu chí,... nối tiếp nhau phiên dịch các kinh Mật giáo, thì việc trì chú, cầu nguyện dần dần hưng thịnh. Thời Đường Thái tông, vua ban sắc lệnh cho sa môn ở kinh thành vào tháng giêng, tháng 7 mỗi năm thì làm lễ cầu nguyện cho vụ lúa thu, vào ngày 27 hàng tháng thì tổ chức tụng kinh Nhân vương để cầu nguyện cho quốc thái dân an. Đến đây thì khắp trong nước từ vua quan đến dân chúng càng coi trọng pháp cầu nguyện. Từ đời Tống trở đi thì pháp cầu nguyện lại càng thịnh hành với các pháp tu cầu mưa, cầu tạnh, cầu tuyết, cầu trừ bệnh dịch, cầu nhật thực, nguyệt thực,... với quy mô lớn. Hơn nữa, sự cầu nguyện trong Mật giáo lấy Tam mật (thân, miệng, ý)tương ứng với Bản tôn làm pháp yếu, nghĩa là khi cầu nguyện thì miệng tụng chân ngôn của chư Tôn, tay kết ấn khế, tâm lóng lặng quán Du kỳ. Pháp tu này khiến cho hành giả được mãn nguyện và thích hợp cho đủ loại tai biến. [X. Tống cao tăng truyện Q.1; Đại đường tây vực kí Q.2; Phật tổ thống kỉ Q.52; môn Báo đảo trong Thiền lâm tượng khí tiên].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Kiếp tai 劫災 Kiếp tận 劫盡 ka la sai ma thích tinh xá Ka-la-lã Ka-la-lã 柯羅邏 Ka-la-pa Ka-na Kha-la Ka-na Ðề-bà Ka-pa-la-pa kakushin
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.