Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ lý thú kinh theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(理趣經) Cũng gọi: Bát nhã lí thú kinh. Gọi đủ: Đại lạc kim cương bất không chân thực tam ma da kinh. Kinh, 1 quyển, do ngài Bất không (Phạm: Amoghavajra) dịch vào đời Đường, được thu vào Đại chính tạng tập 8. Kinh này tương đương với phần Lí thú của kinh Bát nhã, tức là hội thứ 10 trong 16 hội Bát nhã của kinh Đại bát nhã quyển 578.Lí thú hàm ý là chỉ thú của đạo lí, do Trí pháp thân của Đại nhật Như lai nói cho bồ tát Kim cương tát đỏa (Phạm:Vajrasattva) nghe về cái lí thanh tịnh của Bát nhã lí thú. Trí pháp thân là trí cùng tận của thủy giác, khế hợp với lí bản giác thanh tịnh, mà hiển bày trí Thân tâm nhất như. Kim cương tát đỏa biểu thị cho nhân vị của Đại nhật Như lai, là tính Phật sẵn có của chúng sinh bắt đầu hiển phát, tức chúng sinh mới phát tâm bồ đề đều gọi là Kim cương tát đỏa. Đây là thuyết minh ý nghĩa cùng tột của Mật giáo. Kinh này có 5 bản dịch khác nhau: Kinh Tối - Bát nhã lí thú phần, 1 quyển, là hội thứ 10 trong kinh Đại bát nhã ba la mật, do ngài Huyền trang dịch vào đời Đường. - Kinh Thực tướng bát nhã ba la mật, 1 quyển, do ngài Bồ đề lưu chí dịch vào đời Đường. - Kinh Kim cương đính du già lí thú bát nhã, 1 quyển, do ngài Kim cương trí dịch vào đời Đường. - Kinh Biến chiếu bát nhã ba la mật, 1 quyển, do ngài Thí hộ dịch vào đời Tống. - Thượng căn bản đại lạc kim cương bất không tam muội đại giáo. - Vương, 7 quyển, do ngài Pháp hiền dịch vào đời Tống. Trong 5 bản dịch trên, 4 bản trước đại khái giống với bản dịch của ngài Bất không, còn bản dịch của ngài Pháp hiền thì quá dài. Kinh này cũng có nhiều kinh biệt sinh. Trong 17 chương nội dung, thì kinh biệt sinh của chương thứ 1 có 6 bộ: Đại lạc quĩ, Lược xuất quĩ, Lí thú hội quĩ, Phổ hiền quĩ, Phổ hiền Kim cương tát đỏa niệm tụng nghi, Kim cương đính Phổ hiền du già đại giáo vương kinh đại lạc bất không kim cương tát đỏa nhất thiết thời phương thành tựu nghi... đều lấy 17 câu thanh tịnh trong chương thứ 1 làm Bồ tát để nói về thứ tự tụng niệm cúng dường các vị Bồ tát này. Ngoài ra, Lí thú kinh thập thất tôn nghĩa thuật, cũng lấy 17 câu thanh tịnh làm Bồ tát để nói về bản thệ của các Ngài. Kinh Biệt sinh của chương 17 có Ngũ bí mật nghi. Kinh này đem 17 vị tôn nói trong chương thứ 1 xếp vào với 5 vị Bồ tát là Kim cương tát đỏa, Dục, Xúc, Ái, Mạn để thuyết minh về phương pháp tu hành niệm tụng. Trong các kinh quĩ của Mật giáo, kinh Lí thú đặc biệt được coi trọng. Không những trong các nghi thức hồi hướng, chú nguyện thành tựu, mà ngay cả khi cử hành các pháp hội, kinh này cũng thường được đọc tụng. Trong Mạn đồ la Kim cương giới cũng lấy 17 câu thanh tịnh làm 17 vị Bồ tát để tôn trí trong hội Lí thú.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

la la la la la la la la la bà la bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.