Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Nhất tâm theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(s: eka-citta, 一心): chỉ cho chơn như, tâm Như Lai Tạng (s: tathāgata-garbha, 如來藏); tức là nguyên lý căn bản của vũ trụ, tâm tánh tuyệt đối không hai. Như trong Nhập Lăng Già Kinh (入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 671) quyển 1, Phẩm Thỉnh Phật (請佛品) thứ nhất, có câu: “Tịch diệt giả danh vi nhất tâm, nhất tâm giả danh vi Như Lai Tạng (寂滅者名爲一心、一心者名爲如來藏, vắng lặng gọi là nhất tâm, nhất tâm gọi là Như Lai Tạng).” Trong Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao (華嚴經行願品疏鈔, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 5, No. 229) quyển 2, Tông Mật (宗密, 780-841) lấy nhất tâm phối với 5 trường phái để giải thích: (1) Giả Thuyết Nhất Tâm (假說一心), hành giả Phật Giáo Nguyên Thủy thừa nhận rằng ngoài tâm ra còn tồn tại một ngoại cảnh khác, cho nên tâm có danh mà không thật. (2) Sự Nhất Tâm (事一心), chính là A Lại Da Thức (s: ālaya-vijñāna, p: ālaya-viññāṇa, 阿賴耶識) dị thục do Đại Thừa Quyền Giáo (大乘權敎) đề cập đến. (3) Nhất tâm sự lý vô ngại, tức là Tàng Thức (藏識) của Như Lai Tạng do Đại Thừa Thật Giáo (大乘實敎) đề cập đến. (4) Nhất tâm tuyệt đối, là cảnh giới siêu việt cả ô nhiễm lẫn trong sạch được đề xướng trong Đại Thừa Đốn Giáo (大乘頓敎). (5) Nhất tâm bao hàm cả vạn hữu; là cảnh giới xả tận vạn hữu của Biệt Giáo Nhất Thừa (別敎一乘); nên gọi nhất tâm là Nhất Chơn Pháp Giới (一眞法界) hay Nhất Tâm Pháp Giới (一心法界), nghĩa là nhất tâm không ngoài bản thể vũ trụ. Trong khi đó, Thiên Thai Tông thì đưa ra thuyết Nhất Tâm Tam Quán (一心三觀), Nhất Niệm Tam Thiên (一念三千). Duy Thức Tông lấy Căn Bản Thức (s: mūla-vijñāna, 根本識) duy nhất là nhất tâm, chỉ cho tâm năng biến của vạn hữu, tức là A Lại Da Thức. Ngoài ra, Chuyên chú vào một đối tượng nào đó, không sanh khởi vọng niệm, được gọi là nhất tâm. Cho nên, chuyên tâm niệm Phật cũng được gọi là nhất tâm chuyên niệm. Theo thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經, Taishō Vol. 12, No. 360), nhất tâm có đủ 3 yếu tố chính là chí tâm (至心, một lòng, dốc hết lòng), tín nhạo (信樂, tin tưởng và vui vẻ) và dục sanh ngã quốc (欲生我國, muốn sanh về nước ta). Bên cạnh đó, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh (佛說觀無量壽佛經, Taishō Vol. 12, No. 365) thì cho rằng nhất tâm có 3 loại là chí thành tâm (至誠心), thâm tâm (深心), hồi hướng phát nguyện tâm (迴向發願心); đồng nghĩa với “nhất tâm bất loạn (一心不亂)” trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh (佛說阿彌陀經, Taishō Vol. 12, No. 366). Trong Kim Cang Tam Muội Kinh Luận (金剛三昧經論, Taishō Vol. 34, No. 1730) do Sa Môn Nguyên Hiểu (元曉, 617-?), học tăng của Hoa Nghiêm Tông, người Tân La (新羅, Triều Tiên) trước thuật, giải thích rằng: “Phù nhất tâm chi nguyên ly hữu vô nhi độc tịnh, Tam Không chi hải dung chơn tục nhi trạm nhiên (夫一心之源離有無而獨淨、三空之海融眞俗而湛然, phàm nguồn của nhất tâm lìa có không mà thuần sạch, biển của Ba Không dung chứa cả chân lẫn tục mà lắng trong).” Trong Tây Quy Hành Nghi (西歸行儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1468), phần Vãng Sanh Tịnh Độ Thập Niệm Pháp Môn (往生淨土十念法門), có đoạn: “Nhất tâm quy mạng, Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật, nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã, từ thệ nhiếp ngã, ngã kim chánh niệm, xưng Như Lai danh, vị Bồ Đề đạo, cầu sanh Tịnh Độ (一心歸命、極樂世界、阿彌陀佛、願以淨光照我、慈誓攝我、我今正念、稱如來名、經十念頃、爲菩提道、求生淨土, một lòng quy mạng, Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật, nguyện lấy hào quang chiếu con, từ bi nhận con, con nay chánh niệm, gọi tên Như Lai, vì đạo Bồ Đề, cầu sanh Tịnh Độ).”

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

na na na na a lại da mạn đà la na bà ma li na bà ma lợi na bà ma lợi na da na da
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.