Thứ sáu, 17/05/2024, 13:23 PM

'Giáo hội đang tập hợp thông tin' về các phát ngôn của Thượng toạ Thích Chân Quang

Về những phát ngôn của Thượng tọa Chân Quang trong một số clips mà dư luận phản ánh, việc này Giáo hội đã giao Ban Hoằng pháp T.Ư và Văn phòng II tổ chức buổi làm việc vào ngày 19-4-2024 để kiểm điểm, chấn chỉnh các nội dung dẫn dụ theo luật nhân quả trong giáo lý Phật giáo làm hoang mang xã hội.

BBT báo Giác Ngộ: Thời gian gần đây trên mạng xã hội nổi sóng với 2 hiện tượng, đó là ông Lê Anh Tú bộ hành xuyên Việt với danh xưng “pháp danh Minh Tuệ” và những nội dung tự suy luận tương quan nhân - quả được cho là của Thượng tọa Thích Chân Quang (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi ngắn với Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, về quan điểm của Giáo hội trước các hiện tượng trên.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân

'Giáo hội đang tập hợp thông tin' về các phát ngôn của Thượng toạ Thích Chân Quang 1

Thượng toạ Thích Đức Thiện. Ảnh: Báo Giác Ngộ

* Thưa Thượng tọa, Giáo hội vừa phát hành thông báo liên quan tới hiện tượng một công dân Việt Nam Lê Anh Tú (sinh năm 1981 tại Hà Tĩnh, ngụ tại tỉnh Gia Lai) bộ hành xuyên Việt, cho biết là thực hành một trong những pháp môn của đạo Phật là khổ hạnh (hạnh đầu-đà), Thượng tọa có thể chia sẻ thêm về mục đích chính của thông báo trên?

- Thượng tọa Thích Đức Thiện: GHPGVN luôn luôn hướng dẫn, cổ vũ, khuyến tấn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tăng Ni, Phật tử và mọi người trong xã hội bày tỏ niềm tin, thực hành giáo pháp, kính ngưỡng, phụng hành lời dạy của Đức Phật, tu tập các pháp môn của đạo Phật theo đúng Chính pháp, giới luật Phật chế, cũng như phải tuân thủ theo pháp luật Nhà nước.

Giáo hội tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cũng như quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo của tất cả mọi người dân. Đồng thời, Giáo hội có trách nhiệm xử lý các tổ chức, cá nhân có những phát ngôn, thông tin truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến Phật giáo và GHPGVN.

Tu tập theo hạnh đầu-đà là một trong số các pháp môn mà người tu học Phật pháp thực hành. Hiện nay có những Tăng Ni GHPGVN đang thực hành hạnh đầu-đà, tu khổ hạnh tại các chùa, cơ sở tự viện theo đúng Chánh pháp và các quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp bộ hành của ông Lê Anh Tú đã bị các Tiktokers, Youtubers lợi dụng đẩy hình ảnh câu views và đưa ra nhiều bình luận xúc phạm tới đạo Phật và GHPGVN. Đây đang là vấn nạn câu views lợi dụng hình ảnh Phật giáo rất cần chấn chỉnh hiện nay. Do đó, Giáo hội có thông báo để tránh biến tướng đồng hóa với Phật giáo, như một vài trường hợp đáng tiếc: “5 chú tiểu”, các “nhà sư” ở Long An tham gia các trò chơi giải trí "Thách thức danh hài", ca hát… nổi sóng dư luận trong thời gian dài.

* Hiện mạng xã hội còn có một hiện tượng, đó là những trích dẫn liên quan tới các phát ngôn được cho là xuất phát từ Thượng tọa Thích Chân Quang và một hai cá nhân khác. Thượng tọa có thể cho biết hiện Thượng tọa Thích Chân Quang có tham gia vào hệ thống tổ chức của GHPGVN hay không và nhận định của Giáo hội về hiện tượng này như thế nào?

Thượng tọa Thích Chân Quang chỉ là trụ trì chùa Phật Quang (Bà Rịa - Vũng Tàu)

- Thượng tọa Thích Đức Thiện: Về những phát ngôn của Thượng tọa Chân Quang trong một số clips mà dư luận phản ánh, việc này Giáo hội đã giao Ban Hoằng pháp TW và Văn phòng II Trung ương Giáo hội tổ chức buổi làm việc vào ngày 19-4-2024 tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM) để kiểm điểm, chấn chỉnh các nội dung dẫn dụ theo luật nhân quả trong giáo lý Phật giáo làm hoang mang xã hội, không đúng với tôn chỉ.

Chúng tôi xác nhận Thượng tọa Thích Chân Quang chỉ là trụ trì ngôi chùa Phật Quang thuộc quản lý của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thượng tọa Chân Quang không còn tham gia các ban ngành của Trung ương Giáo hội cũng như Ban Trị sự địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Giáo hội cũng đang tập hợp thông tin, sẽ xử lý theo quy định Tăng sự khi có đủ cơ sở. Văn phòng Trung ương Giáo hội sẵn sàng tiếp nhận các phản ánh bằng văn bản chính thức liên quan vấn đề trên.

Tới đây Giáo hội tiếp tục làm việc và chấn chỉnh việc thuyết giảng của Tăng Ni, nhất là trên không gian mạng xã hội.

Xin tri ân Thượng tọa!

> Những phát ngôn gây tranh cãi của Thượng toạ Thích Chân Quang

Địa chỉ Văn phòng Trung ương GHPGVN: Chùa Quán Sứ, số 73 Phố Quán Sứ, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại (04) 39422427; Fax: (04) 38223345; Email: vp1giaohoi@gmail.com.

Theo Báo Giác Ngộ.

Ban biên tập Cổng thông tin PGVN thay đổi, đặt thêm title phụ để làm rõ ý của Thượng toạ Thích Đức Thiện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tác giả Phan Việt: "Đời sống vốn dĩ là cuốn kinh lớn"

Phỏng vấn 09:49 09/03/2025

Xuất gia nhưng vẫn tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường đại học ở Mỹ, từng là gương mặt văn chương mới được độc giả yêu mến nhưng rẽ hướng với dòng sách mới mà cô gọi là sách chia sẻ với mọi người về sống sáng.

Trò chuyện với dịch giả cuốn sách "Tâm tình với đất mẹ" của Thiền sư Nhất Hạnh

Phỏng vấn 08:30 08/03/2025

Cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến góc nhìn riêng về môi trường sống, trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ "Mẹ Đất".

TS.BS Lê Quốc Tuấn nói về nghề y, chuẩn mực giữa bác sĩ, bệnh nhân

Phỏng vấn 12:07 27/02/2025

TS.BS Lê Quốc Tuấn, giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM nói, bác sĩ cần cả kiến thức tự nhiên lẫn xã hội để thành công trong điều trị, giao tiếp với bệnh nhân.

Tiến sĩ Dương Hoàng Lộc nói về đi đình chùa, cầu cúng đầu năm

Phỏng vấn 12:04 14/02/2025

Theo TS Dương Hoàng Lộc, đến đình chùa, ngoài việc lễ lạy, cúng kính thì quan trọng hơn là dịp nhắc mình tử tế, khép mình trong suy nghĩ, lời ăn tiếng nói, cách sống... để xứng đáng với tiền nhân, không hổ thẹn với thần Phật.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo