Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ tào khê tông theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(曹溪宗) Thiền tông Hàn quốc do Quốc sư Phổ chiếu Trí nột (1158-1210) người Cao li tập đại thành từ các tông phái trong Cửu sơn thiền môn của Triều tiên, lấy Thiền giáo kiêm tu làm tông phong. Từ khi được thành lập, tông này vốn gọi là Thiền tông, hoặc Thiền tịch tông, đến thời kì giữa triều đại Cao li mới gọi là Tào khê tông. Tên gọi Tào khê tông có xuất xứ từ câu Mượn tên núi, lập Tào khê, bắt đầu hưng khởi hai tông trong tấm bia nói về sự tích truyền nối chùa Tùng quảng ở núi Tào khê tại Toàn la nam đạo thăng bình do Triệu tông trứ soạn vào năm Túc tông thứ 5 (1679) triều Lí, biểu thị sự kế thừa dòng pháp của Lục tổ Tuệ năng, dùng núi Tào khê–trụ xứ của Lục tổ– làm tên tông, cho nên gọi là tông Tào khê. Thiền pháp được truyền vào Triều tiên lần đầu là vào thời đại Tân la, lúc đó là Thiền phái của Tứ tổ Đạo tín. Về sau, chủ yếu là Thiền thuộc hệ thống Nam tông của Lục tổ Tuệ năng. Từ đó dòng Thiền này phát triển thành Cửu sơn thiền môn (9 phái Thiền) là: -Ca trí sơn phái của ngài Đạo nghĩa. -Thực tướng sơn phái của ngài Hồng trắc.-Đồng lí sơn phái của ngài Huệ triết. -Thánh trụ sơn phái của ngài Vô nhiễm. -Sư tử sơn phái của ngài Đạo doãn. -Xà quật sơn phái của ngài Phạm nhật. -Phụng lâm sơn phái của ngài Huyền dục.-Nghĩa dương sơn phái của ngài Trí tân.-Tu di sơn phái của ngài Lợi nghiêm. Lúc đầu không có tông đoàn Thiền tông. Sau khi Vương triều Cao li (918-1329) được thành lập thì Phật giáo Triều tiên bước vào thời kì toàn thịnh. Đến thời Vương tử của vua Văn tông là Quốc sư Đại giác Nghĩa thiên (1055-1101), vì không thích Thiền nên ngài Nghĩa thiên đã sáp nhập Thiền tông vào tông Thiên thai. Bởi thế, chư tăng của Cửu sơn Thiền môn đứng lên chống lại chính sách áp đặt này, đồng thời, ý thức tự giác về tông phái cũng nảy nở và cuối cùng đã đoàn kết Cửu sơn thiền môn thành một tông đoàn, đổi tên gọi là Tào sách đề xướng Đốn ngộ tiệm tu, Thiền giáo nhất trí, đặc biệt hấp thu giáonghĩa Hoa nghiêm, Tịnh độ, có ảnh hưởng rất lớn, được tôn là Tông tổ. Vào thời nhà Lí (1392-1910), Tào khê tông, Thiên thai tông và Tổng nam tông được kết hợp lại và gọi chung là Thiền tông. Năm 1910, sau khi Nhật bản thôn tính Triều tiên, Phật giáo Triều tiên nói chung, Thiền tông nói riêng, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nhật bản nên lễ nghi, giới luật đều có thay đổi. Năm 1926, nhà cầm quyền thực dân Nhật bản thậm chí đổi cả phép tắc của các Bản sơn, hợp pháp hóa chế độ tăng lữ có vợ con. Năm 1941, Thiền tông dùng chùa Thái cổ làm Tổng bản sơn và lấy lại tên cũ mà gọi là Tào khê tông.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.