STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Trong những năm trở lại đây, nhờ các công nghệ và mạng truyền thông, người Phật tử ngày càng dễ tiếp cận hơn với các công tác Phật sự, hoằng pháp cũng như biểu tượng của Phật giáo. Nhất là mỗi dịp Đại lễ Phật đản, hình ảnh lá cờ Phật giáo tung bay luôn là biểu tượng của niềm hoan hỷ, hòa bình và sự tôn vinh những giá trị cao đẹp của đạo Phật.
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy rằng một số cư sĩ Phật tử lại tỏ ra e dè, thậm chí tránh treo cờ Phật giáo trước nhà. Đây là một hiện tượng đáng suy ngẫm, đặt ra nhiều câu hỏi về nhận thức tôn giáo, tâm lý xã hội và vai trò của Phật giáo trong đời sống hiện đại.
Sau một thời gian tham vấn, trò chuyện với các bậc tôn túc và các nhóm cư sĩ Phật tử, tôi rút ra được 3 nguyên nhân tác động đến sự e ngại này:
Nguyên nhân thứ nhất: Tâm lý e ngại và định kiến xã hội. Một số Phật tử lo lắng rằng nếu treo cờ Phật giáo, họ có thể bị người khác đánh giá hoặc hiểu lầm rằng mình là người quá thiên về tôn giáo. Một bộ phận xã hội vẫn còn giữ quan điểm rằng tín ngưỡng là chuyện riêng tư, không nên thể hiện công khai. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, việc treo cờ tôn giáo chưa phổ biến như cờ tổ quốc, khiến nhiều người ngần ngại.
Nguyên nhân thứ hai: Nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của cờ Phật giáo. Có những Phật tử cho rằng chỉ cần giữ tâm trong sạch, thực hành giáo pháp là đủ, không nhất thiết phải thể hiện lòng tôn kính bằng hành động bên ngoài. Tuy nhiên, đây là một nhận thức chưa trọn vẹn. Việc treo cờ không chỉ thể hiện niềm tự hào mà còn là một cách truyền bá tinh thần từ bi, trí tuệ và hòa bình của đạo Phật.
Nguyên nhân thứ ba: Ảnh hưởng của lối sống hiện đại. Cuộc sống ngày nay đề cao cá nhân và xu hướng hội nhập toàn cầu, khiến nhiều người dần ít quan tâm đến việc thực hành nghi thức tôn giáo. Một số người, dù là Phật tử, cũng không có thói quen thể hiện đức tin của mình ra bên ngoài hoặc đơn giản là vì quá bận rộn với công việc và cuộc sống.
Chúng ta phải nên nhận thức một điều rằng việc treo cờ Phật giáo vào các dịp đại lễ không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn mang ý nghĩa sâu sắc:
Lá cờ Phật giáo mà ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Sri Lanka. Người có ý kiến mang đến cho Phật giáo một lá cờ là một cựu đại tá quân đội Mỹ : Ông Henry Steel Olcoott.
Đặt chân đến Sri Lanka lần đầu tiên vào năm 1879, ngay sau đó ông Olcoott đã hết sức say mê Phật giáo. Năm 1880 ông trở lại Tích lan và trình lên Ủy ban Phật giáo Colombo đề nghị tạo cho Phật giáo một lá cờ. Hình thức và màu sắc của lá cờ xuất phát từ trí sáng tạo của ông Olcoott, dựa vào sáu vòng hào quang của đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Lá cờ cũng tượng trưng cho Lục đạo, tức sáu đường tái sinh hay sáu thể dạng của tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.
Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Sri Lanka vào dịp lễ Phật đản ngày 28/4/1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25/5/1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo, với 26 quốc gia tham dự, thì lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.
Ngày nay, một lá cờ chung cho toàn thể Phật giáo - biểu tượng của hòa bình, từ bi và trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác trên lãnh thổ của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ngày 24/2/1951, cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Tố Liên, đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Colombo đã đích thân mang lá cờ quý báu này về cho quê hương chúng ta.
Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới; tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ngoài ra, cờ Phật giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo pháp và Dân tộc.
Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam - tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang (chiếm diện tích 1/6 lá cờ) là màu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:
Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.
Vàng: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
Ðỏ: Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.
Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.
Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại. Cổ vũ tinh thần đoàn kết và hòa bình không chỉ dành riêng cho Phật tử mà còn là biểu tượng chung của hòa hợp, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc. Khẳng định bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm, góp phần xây dựng nền văn hóa nhân văn, đạo đức.
Để thay đổi thực trạng này, chúng ta cần có sự chung tay từ nhiều phía:
Tăng Ni, Phật tử, các tự viện, tổ chức Phật giáo cần tích cực tuyên truyền, hoằng pháp về ý nghĩa của lá cờ Phật giáo, giúp mọi người hiểu rằng đây không chỉ là biểu tượng tôn giáo mà còn mang giá trị nhân văn, gắn liền với tinh thần từ bi và hòa hợp, văn hoá và dân tộc.
Cư sĩ Phật tử cần vượt qua tâm lý e ngại, nhận thức rằng việc treo cờ là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, không chỉ với bản thân mà còn với cộng đồng xã hội. Tạo không khí trang nghiêm và khơi dậy niềm tự hào.
Việc một số cư sĩ Phật tử còn ngại treo cờ phản ánh những rào cản tâm lý và nhận thức cần được thay đổi. Khi mỗi người đều ý thức được ý nghĩa của lá cờ, đạo Phật sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội an vui và hạnh phúc.
______
* Bài cộng tác chuyên mục Góc quán niệm gửi về: luudinhlong.saigon@gmail.com.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Trong thời đại số hóa, Phật giáo đã có sự chuyển mình mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông.
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.
Đối với người Phật tử, để trưởng dưỡng đạo tâm, quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới (5 nguyên tắc sống đạo đức, chánh hạnh) chính là một phát nguyện đầu tiên, quan trọng.
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.
Từ thiện là hoạt động, ý niệm sẻ chia, nghĩa cử đẹp ngàn đời của con người nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng.
“Hạnh phúc đích thực” là tên cuốn sách mà tôi là tác giả. Đây là cuộc trò chuyện giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh xoay quanh chủ đề về hạnh phúc, làm thế nào để chế tác được hạnh phúc đích thực?
Tôi có cái tật lạ, mỗi bận ngồi rảnh tay lại hay nghĩ: "Nếu bữa nay là bữa cuối của mình, thì sao...?"
Bản tin được đọc nhiều nhất tuần qua trên Cổng thông tin Phật giáo là vụ một tu sĩ ở An Giang bị xóa bỏ tư cách tu sĩ, đồng thời bị cách chức phó trụ trì một ngôi chùa, với hơn 4.300 lượt xem.