Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Thanh Long theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(青龍): tên gọi của cây đao báu được Quan Công thường đeo bên mình, còn gọi là Thanh Long Yển Nguyệt Đao (青龍偃月刀). Nhờ cây đao này, Quan Công đã từng tạo những chiến công hiển hách như chém Hoa Hùng (華雄), Phách Nhan Lương (劈顏良), Tru Văn Xú (誅文醜), v.v.; cho nên người Trung Quốc cũng thần thánh hóa và xem nó như là Tướng Quân Võ Thánh. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa (三國演義), hai người con của Quan Công là Quan Hưng (關興) và Quan Sách (關索) cũng cầm cây đao này. Như trong bài thơ Quá Ngũ Quan Trảm Lục Tướng (過五關斬六將) có câu: “Quải ấn phong kim từ Hán tướng, tầm huynh diêu vọng viễn đồ hoàn, mã kỵ Xích Thố hành thiên lý, đao yển Thanh Long xuất ngũ quan (掛印封金辭漢相、尋兄遙望遠途還、馬騎赤兔行千里、刀偃青龍出五關, treo ấn niêm phong thôi Hán tướng, tìm anh xa tít muôn dặm đàng, cỡi ngựa Xích Thố đi vạn nẻo, Thanh Long đao xếp ra cửa quan).” Sau này, khi điêu khắc hay tạc vẽ hình tượng của Quan Công đều có hình tay cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt Đao này. Ngoài ra, Thanh Long còn gọi là Thương Long (蒼龍). Trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc, Thanh Long là một trong Tứ Tượng (四象). Căn cứ học thuyết Ngũ Hành, Thanh Long đại biểu cho loại linh thú ở phương Đông, là con rồng có màu xanh. Phương vị của sao này nằm ở phương Đông, đại biểu cho mùa Xuân. Trong 28 chùm sao theo quan niệm của Trung Quốc, Thanh Long là tên gọi chung của 7 ngôi sao ở phương Đông, gồm: Giác (角), Cang (亢), Để (氐), Phòng (房), Tâm (心), Vĩ (尾) và Ky (箕). Hình trạng của 7 ngôi sao này rất giống một con rồng. Trong phần Tạp Ứng (雜應) của Bão Phác Tử (抱朴子) có đề cập đến Tiên Kinh (仙經) chỉ dẫn cho cách khi vẽ hình Thái Thượng Lão Quân thì bên trái phải có 12 con Thanh Long, bên phải có 26 con Bạch Hổ, phía trước 24 con Châu Tước và phía sau là 72 Huyền Võ. Sau này, Tứ Tượng được nhân cách hóa và phong hiệu như vậy. Theo Bắc Cực Thất Nguyên Tử Diên Bí Quyết (北極七元紫延秘訣) cho biết rằng Thanh Long hiệu là “Mạnh Chương Thần Quân (孟章神君)”, Bạch Hổ hiệu “Giám Binh Thần Quân (監兵神君)”, Châu Tước là “Lăng Quang Thần Quân (陵光神君)” và Huyền Võ là “Chấp Minh Thần Quân (執明神君).” Trong cuốn Nhạc Dương Phong Thổ Ký (岳陽風土記) của Phạm Trí Năng (範致能) nhà Tống có đoạn rằng: “Lão Tử từ hữu nhị thần tượng, vị Thanh Long, Bạch Hổ dã (老子祠有二神像、謂青龍、白虎也, tại đền thờ Lão Tử có hai tượng thần là Thanh Long và Bạch Hổ).” Bên cạnh đó, trong Thường Thục Tư Chí (常熟私志), Thiên Thư Tự Quan (舒寺觀篇) của Diêu Tông Nghi (姚宗儀) cũng có ghi rằng: “Trí Đạo Quán sơn môn nhị đại thần, tả vi Thanh Long Mạnh Chương Thần Quân, hữu vi Bạch Hổ Giám Binh Thần Quân (致道觀山門二大神、左爲青龍孟章神君、右爲白虎監兵神君, đặt tại sơn môn của Đạo Quán hai tượng thần lớn, bên trái là Thanh Long Mạnh Chương Thần Quân, bên phải là Bạch Hổ Giám Binh Thần Quân).” Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi (太上黃籙齋儀) quyển 44 nhà Minh gọi 7 ngôi sao Thanh Long ở phương Đông là “Giác Tú Thiên Môn Tinh Quân (角宿天門星君), Cang Tú Đình Đình Tinh Quân (亢宿庭庭星君), Đê Tú Thiên Phủ Tinh Quân (氐宿天府星君), Phòng Tú Thiên Tứ Tinh Quân (房宿天駟星君), Tâm Tú Thiên Vương Tinh Quân (心宿天王星君), Vĩ Tú Thiên Kê Tinh Quân (尾宿天雞星君), và Ky Tú Thiên Luật Tinh Quân (箕宿天律星君)”. Về hình tượng của Thanh Long, Đạo Môn Thông Giáo Tất Dụng Tập (道門通敎必用集) quyển 7 có giải thích rằng: “Rồng nhả mây nuốt khí, phun sấm sét phát ra tiếng, bay khắp Tám Cực, chu du Tứ Minh.” Lại nữa, bộ Linh Cấp Thất Thiêm (靈笈七籖) quyển 72 có dẫn rằng: “Thanh Long là Giáp, Ất, Mộc, Thủy, Ngân ở phương Đông, lắng trong mà không chút gợn, quậy lên mà không đục, đến gần không thể lấy được, cách xa chẳng thể bỏ qua, tiềm tàng biến hóa vô tận, nên gọi là rồng”. Tục ngữ có câu rằng: “Nam tánh sanh thực khí vô âm mao, tại quá khứ dã khiếu thanh long (男性生殖器無陰毛、在過去也叫青龍, người nam sanh ra dương vật không có lông, tại vì đời trước gào thét Thanh Long).” Ngoài ra, dân gian thường cho rằng rồng có tánh dâm, nên khi nó hòa hợp với bò thì sinh ra kỳ lân, với con heo thì sinh ra con voi.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.