Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ văn chuẩn lặc đàm theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

Thiền sư Văn Chuẩn Lặc Đàm (1061-1115)—Zen master Wen-Chun-Le-T'an—Thiền sư Trung Hoa, quê quán ở phủ Hưng Nguyên, sanh năm 1061. Từ thuở nhỏ đã gia công tinh cứu triết lý Phật giáo, nhưng về sau lại bỏ, nói rằng không quan tâm lắm. Rồi sư khởi sự học Thiền. Sang phương Nam ngụ với Qui Sơn Chân Như trải qua nhiều năm. Nhưng chẳng có tiến bộ nào. Sau đó sư đến tìm Cửu Phong Chân Tịnh, một đại Thiền sư đương thời—Zen master Wen-Chun-Le-T'an, a Chinese Zen master from Hsing-Yuan, China, was born in 1061. Since he was young he devoted himself to the mastery of Buddhist philosophy, but later abandoned it, saying that he did not care very much for it. He then began to study Zen, and going south stayed with Chen-Ju of Wei-Shan. He then came to Chen-Ching of Chiu-Feng, who was one of the great Zen masters of the time. • Một hôm Chân Tịnh hỏi: “Quê quán ở đâu?”—One day Chen-Ching asked: “Where is your native town?” • Sư đáp: “Ở Hưng Nguyên phủ.”—We-Chun replied: “Hsing-Yuan Fu.” • Chân Tịnh lại hỏi: “Vừa từ đâu đến đây?”—Chen-Ching asked: “Where do you come from now?” • Sư đáp: “Đại Ngưỡng.”—Wen-Chun replied: “Ta-Yang.” • Chân Tịnh hỏi: “An cư mùa hạ ở đâu?”—Chen-Ching asked: “Where did you pass your summer?” • Sư đáp: “Ở Qui Sơn.”—Wen-Chun said: “At Wei-Shan.” • Bấy giờ Chân Tịnh dang tay ra bảo: “Tay ta sao lại giống tay Phật thế?”—Chen-Ching now produced his hand, saying, “How is that my hand so resembles the Buddha's?” • Văn Chuẩn mù tịt không trả lời được câu nào—Wen-Chun was dumbfounded and unable to make any answer. • Chân Tịnh quở: “Trước thì ông trả lời ta từng câu rõ ràng sáng sủa. Vừa nhắc đến bàn tay Phật thì lại bí. Hỏng ở chỗ nào?”—Chen-Ching scolded: “So far you have been fluent enough in answering all my questions naturally and in a most splendid manner. As soon as the subject turned to the Buddha'' hand, you halt. Where is the trouble?" • Văn Chuẩn thú nhận là không hiểu—Wen-Chun confessed ignorance. • Chân Tịnh nói: “Mọi cái đều mở rộng hết ra trước mắt ngươi. Còn dạy cái gì nữa?”—Chen-Ching said: “Everything lies open in full revelation right before you; and whom would you get to teach you?” • Trải qua mười năm, Văn Chuẩn ở lại với thầy mình là Chân Tịnh; thầy đi đâu thì đi theo. Chân Tịnh là một ông thầy im lặng không có chỉ giáo riêng biệt cho bất cứ ai, dù môn nhân ngày càng nhiều ra. Nếu có một thầy Tăng vào thất của ngài để xin chỉ giáo, thì ngài cứ nhắm mắt và quỳ, chẳng nói gì hết. Nếu thấy có ai đến, ngài đứng dậy, đi ra vườn cuốc đất với những người làm vườn. Đây là lối tiếp xúc với môn nhân rất thường của ngài. Văn Chuẩn thường nói với bạn mình rằng “Thầy không có ý dạy pháp cho môn nhân sao? Khó mà hiểu nổi.” Một hôm nhân đưa gậy lên khơi ngòi nước để giặt áo, tâm trí sư đột nhiên tỉnh ngộ; sư chạy kiếm thầy và kể cho thầy nghe tất cả việc đã xãy ra. Nhưng thầy vẫn lạnh lùng mà còn mắng cho: “Ở đây sao dám lộn xộn như thế?”—For ten years Wen-Chun stayed with his master Chen-Ching and went about wherever he moved. Chen-Ching was a silent teacher and gave out no special instruction to anybody although his pupils grew considerably in number. When a monk entered his room for advice he would close his eyes and sit up on his knees and say nothing. If he saw somebody coming to him, he would rise, go out into the garden, and join the gardeners in hoeing. This was his usual way of dealing with his disciples. Wen-Chun used to say to his friend Kung: “Has the master no intention whatever to teach his followers in the Dharma? It is hard to know him.” One day Wen-Chun removed the dam with a stick, and while washing his clothes his mind suddenly woke to a state of enlightenment. He ran to the master and reported to him all that happened to him. But the master coldly blamed him, saying, “Why have you to be so unmannerly in this?” • Sư thị tịch năm 1115—He passed away in 1115.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

vạ va chạm vạ lây vạ miệng vạc vác vạc dầu vái vãi vài
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.