Tứ Diệu Đế, không phải ngẫu nhiên...
Thủa ấy Đức Phật đã cao tuổi, sắp nhập Niết Bàn, ngài đang nằm dưới gốc cây sala. Có 1 người tên là Tu-Bạt-Đà-La tới mong gặp ngài để xin xuất gia.
Ngài A-Nan thương Đức Phật đã yếu, sắp tịch rồi, nên không muốn Ngài phải bận tâm thêm nữa nên định từ chối. Nghe tiếng xì xào, Đức Phật mới gọi vào hỏi chuyện, vì lòng từ bi nên dù chỉ còn vài hơi thở Ngài cũng nhận lời độ cho người kia.
Trở thành đệ tử, có lẽ là cuối cùng của Đức Phật, Tu Bạt Đà La mừng lắm. Biết Thầy mình (Đức Phật) không còn tại thế bao lâu nữa, nên Tu Bạt Đà La muốn xin một lời giáo huấn. Nghĩ vậy ngài mới hỏi "Bạch Thầy, các vị đạo sư mà nổi tiếng đương thời ở các nước Ma-Kiệt-Đà đã thực chứng ngộ chưa?". Những người ngồi xung quanh, nghe câu hỏi này mà không nổi giận hẳn đã tu tập đạt cảnh giới rất cao siêu. Phải biết thì giờ khi đó rất gấp, thời gian của Đức Phật ở cõi Ta Bà chỉ còn tính bằng hơi thở, vậy mà lại hỏi một câu như vậy.

Đức Phật vẫn nhẹ nhàng trả lời "Này Tu-Bạt-Đà-La, việc mấy ông đó giác ngộ chưa không phải là vấn đề quan trọng. Quan trọng là thầy có có muốn tu hành để giác ngộ hay không. Nếu Thầy muốn tu hành để giác ngộ thì Thầy phải hiểu về Tứ diệu đế và Thực hành Bát Chánh Đạo". Đó là pháp thoại cuối cùng của Đức Phật cho người đệ tử cuối cùng của mình vào thời khắc sau cùng.
Hành trình 49 năm thuyết pháp độ đời của Đức Phật bắt đầu bằng Tứ Diệu Đế ở vườn Lộc Uyển cho 5 đệ tử đầu tiên (anh em Kiều Trần Như) và kết thúc giảng pháp cho vị đệ tử cuối cùng cũng bằng Tứ Diệu Đế. Không phải ngẫu nhiên mà Tứ Diệu Đế được Đức Phật chọn là bài thuyết pháp đầu tiên sau khi thành đạo, và là bài cuối cùng trước khi nhập Niết Bàn.
18.400 Tăng Ni Phật tử sử dụng để tu tập mỗi ngày.
Vẫn là Tứ Diệu Đế, khi xưa đọc khác, năm trước khác và hôm nay vẫn thấy khác.
SG, 22/11/22
OmAhHum
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Sau động đất, không còn ai giàu - không còn ai nghèo
Phật pháp và cuộc sống
Một đêm dài, hàng ngàn con người nằm sát bên nhau, không mái che, không giường nệm. Mặt đất lạnh lẽo là giường chung, bầu trời đêm là tấm chăn duy nhất. Sau động đất, không còn ranh giới giữa giàu và nghèo – chỉ còn những con người đồng cảnh ngộ, cùng chia sẻ nỗi mất mát và sự mong manh của kiếp người.

Trì hoãn là tên trộm giấu mặt của mọi ước mơ
Phật pháp và cuộc sống
Có một kẻ trộm không đột nhập vào nhà, không mang theo dao súng nhưng lại âm thầm lấy đi những điều quý giá nhất trong đời ta như những giấc mơ, khát vọng, và cả chính bản thân ta trong hình hài rực rỡ nhất.

Ngày Cá tháng Tư: Niềm vui hay hệ luỵ dưới góc nhìn Phật giáo
Phật pháp và cuộc sống
Ngày 1 tháng 4 hằng năm, hay còn gọi là Ngày Cá Tháng Tư, là dịp mà mọi người trên thế giới thường dành để bày trò đùa cợt, tạo ra những tình huống hài hước nhằm trêu chọc người khác. Đây được xem như một ngày hội vui vẻ, nơi mà sự dối trá vô hại được chấp nhận rộng rãi.

Hãy thương quý mạng sống chúng sinh
Phật pháp và cuộc sống
Dù biết rằng con người không ai thoát khỏi vòng sinh lão bệnh tử, ai cũng sẽ đối mặt với ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, nhưng nếu chúng ta làm lành, tránh dữ, tránh sát hại chúng sinh thì những rủi ro nó sẽ nhẹ đi một chút, hoặc khi mình đã từ giã cõi đời rồi cũng không còn phải mang nợ thân, mạng với chúng sinh.
Xem thêm