Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/05/2020, 06:40 AM

Hiểu về Tứ diệu đế để nhận thức chân thật về cuộc đời

Tứ diệu đế được coi là cốt tủy, là nền tảng của hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Và Tứ diệu đế cũng là bài Pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân, thuyết Pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như.

Giáo lý Tứ Diệu Đế hiện diện trong truyện Kiều

Đạo Phật được hình thành khi Thái tử Tất Đạt Đa đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề trở thành một vị Phật Toàn Giác trên thế gian. Tại nơi đây, Ngài đã phát hiện ra chân lý của vũ trụ nhân sinh cũng như của muôn loài chúng hữu tình; gọi là Tứ diệu đế hoặc Tứ thánh đế.

Tứ diệu đế được coi là cốt tủy, là nền tảng của hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Và Tứ diệu đế cũng là bài Pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân, thuyết Pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Từ đó, xuyên suốt 49 năm hoằng Pháp, Ngài đã thuyết giảng Tứ diệu đế với tất cả chúng sinh hữu duyên. Bởi đây chính là con đường chân lý, giúp chúng sinh hiểu thấu sự khổ và đưa chúng sinh thoát khổ. Vậy Tứ diệu đế là gì? 

Tứ diệu đế là gì?

“Tứ” có nghĩa là bốn; “diệu” là quý báu; “đế” nghĩa là sự thật. “Tứ diệu đế” là bốn sự thật quý báu mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra. Tứ diệu đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Trong bài Pháp “Lời vàng và đoàn thể những con người cao quý”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Trong đạo Phật có cụm từ Tứ diệu đế hay là Bốn thánh đế. Là bốn điều chân thật mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra, chứng nghiệm sự thật, tuyên bố ra bốn điều này về cuộc sống kiếp nhân sinh của chúng ta.”

Tứ diệu đế được coi là cốt tủy, là nền tảng của hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Và Tứ diệu đế cũng là bài Pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân, thuyết Pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như.

Tứ diệu đế được coi là cốt tủy, là nền tảng của hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Và Tứ diệu đế cũng là bài Pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân, thuyết Pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như.

Bát Khổ: Chân lý thứ nhất bao quát Tứ Diệu Đế

Đức Phật thuyết giảng về Tứ diệu đế lần đầu tiên

Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội cây Bồ Đề, Đức Phật thành tựu đạo quả, trở thành vị Phật Chính Đẳng Chính Giác tối thượng khắp thế gian. Khi đó, tâm Ngài lắng trong thanh tịnh, Ngài thấu tỏ hết mọi lẽ của vũ trụ và diệt trừ hoàn toàn đau khổ. Ngài đã thấu rõ bốn sự thật của thế gian – chính là Tứ diệu đế. Với lòng từ bi yêu thương chúng sinh vô tận, Đức Phật muốn đem sự thật ấy giảng dạy, hướng dẫn cho khắp muôn loài để đưa chúng sinh thoát khỏi con đường khổ đau. Tại khu vườn Lộc Uyển (vườn Nai) thuộc thành Ba La Nại, lần đầu tiên Đức Phật chuyển bánh xe Pháp, giáo hóa cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Từ đây, Tứ diệu đế đã được Đức Phật thuyết giảng, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh.

Khi Đức Phật đi truyền bá chính Pháp; đầu tiên, Ngài đến tiếp độ cho 5 người bạn đồng tu ngày xưa của mình, đó là năm anh em ông Kiều Trần Như. Ngài độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như và cả 5 anh em đều chứng quả giác ngộ giải thoát. Đây là bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng, độ được cho 5 người giác ngộ, xuất gia theo Ngài. Từ đó, Tăng đoàn đầu tiên đã được thành lập, mở ra con đường hoằng dương chính Pháp rộng lớn sau này.

Sự thật đầu tiên: Khổ đế

Sự thật đầu tiên mà Đức Phật thấy rõ là Khổ đế. Khổ là một sự thật trong cuộc đời này. Dù giàu có như vua, hay nghèo khổ như ăn mày thì chúng ta cũng bị khổ. Người nghèo có cái khổ của người nghèo, người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. 

Sinh khổ – Sinh ra đời là một nỗi khổ

Thứ nhất, sinh ra là khổ. Chúng ta sinh ra là khổ. Mẹ mang thai mình, mẹ khổ không? Làm mẹ rất khổ. Rồi đến ngày sinh nở, rất là khổ. Chúng ta ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, tối tăm, mù mịt. Mẹ ăn nóng thì mình bị nóng, mẹ ăn lạnh thì mình bị lạnh; bị chèn ép trong bụng, trong tử cung của người mẹ. Tử cung nghĩa là cái cung của đứa con ở. Mà chúng ta ai cũng thế, nhốt trong cái ngục ấy – ngục tử cung rồi đủ ngày, đủ tháng thì ra ngoài. Ra ngoài là khổ lắm. Đi qua cái cửa của mẹ rất chật hẹp. Có những người mẹ phải mổ, phải rạch mới lấy được con ra. Rất là mệt, rất là đau đớn.

Sinh ra, ta khổ quá thì ta mới kêu “Oa oa” đấy. “Oa oa” nghĩa là “Khổ quá, khổ quá, khổ quá”. Cho nên nhà văn Nguyễn Gia Thiều từng nói: “Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.” Mới đẻ lọt lòng mẹ đã biết kêu “Khổ quá, khổ quá, khổ quá” rồi. Cho nên mở màn cuộc đời là tiếng kêu khổ. Mình ra ngoài gặp nóng, gặp lạnh, thời tiết là thấy đau khổ rồi. Trong bụng mẹ khác, ra ngoài khác. Thế cho nên Phật gọi là sinh là khổ. Đây là sự khổ đầu tiên mà ai cũng gặp phải.

“Tứ diệu đế” là bốn sự thật quý báu mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra. Tứ diệu đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

“Tứ diệu đế” là bốn sự thật quý báu mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra. Tứ diệu đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

Ý nghĩa của bố chân lý Tứ diệu đế

Lão khổ – Già là khổ

Các Sư Cô lớn tuổi, 70 – 80 tuổi, mắt mờ, răng rụng, tai điếc, da nhăn, lưng còng, gối mỏi. Cho nên, già là khổ. Tất cả chúng ta  không ai thích mình già cả. Chúng ta chỉ thích mình lớn thôi, chứ không thích già. Bé thì thích mình lớn, mình làm người lớn nhưng già là không thích. Chúng ta không ai thích già cả vì già thấy nó xấu xí, nó vô dụng. Cho nên già là một nỗi khổ. Già là một nỗi khổ mà hầu hết ai cũng phải trải qua dù không muốn. Khi già, cơ thể nhăn nheo, trở nên xấu xí; trí tuệ cũng giảm sút. Chính vì vậy, già cũng là một nỗi khổ không tránh né được trong cuộc đời.

Bệnh khổ – Bệnh tật, ốm đau là khổ

Bệnh là khổ. Đúng rồi, bệnh thì không ai muốn rồi. Ai cũng thích mình mạnh khỏe, không một chút bệnh tật. Người ta mới bảo là: “Không ốm, không đau làm giàu mấy chốc” là thế đấy. Cho nên các phòng tập thể dục, tập gym mọc ra khắp nơi nơi. Ai cũng cầu sức khỏe, sức khỏe là số một. Bị bệnh thì đau đớn, mệt mỏi, rã rượi, chán đời. Đúng không các con? Thật sự là không ai muốn bệnh tật.

Một sự thật trên thế gian là ai cũng mong cầu sức khỏe cũng như mong mỏi khi về già vẫn có sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra trong cuộc đời của chúng ta. Khi bị bệnh, chúng ta sẽ thấm thía được nỗi khổ mà bệnh tật mang đến.

Tử khổ – Mất đi thân mạng này là khổ

Chết là cực khổ, chẳng ai muốn chết cả. Có mấy vị tướng ngày xưa ra trận dát vàng vào áo giáp. Nhưng mà khi giặc đuổi đến nơi, nặng quá, không chạy kịp thì vứt cả áo giáp đi để sống, để cứu lấy mạng. “Còn người thì còn của, mất người thì mất hết!” Cho nên mạng sống là rất quý.

Thế cho nên, cha mẹ sinh ra mình là có giấy khai sinh thì cũng nên đồng thời làm luôn giấy khai tử, chưa để ngày. Tất cả chúng ta đều phải chết. Không ai muốn chết mà tại sao mình cứ phải chết? Thế có phải khổ khôngơ? Không muốn chết mà phải chết thì có khổ không? Khổ lắm.

Chết là một sự thật mà tất cả chúng ta đều phải trải qua. Nhưng hiếm có người nào lại chấp nhận phải chết bởi ai cũng sợ chết. Chết là đau khổ, là sợ hãi. Ai cũng mong muốn được sống lâu, sống khỏe, không ai muốn chết. Nhưng cái chết sẽ đến với tất cả chúng ta. Vì vậy, chết là một sự khổ lớn của chúng sinh.

Chết là cực khổ, chẳng ai muốn chết cả.

Chết là cực khổ, chẳng ai muốn chết cả.

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Ái biệt ly khổ – Yêu thương mà phải lìa xa là khổ

Người thương yêu phải xa lìa là khổ. Những người mình yêu thương, mình quý mến mà mình phải xa lìa. Trong gia đình cha mẹ ly thân với nhau, ly dị nhau; mình khổ. Hoặc người bạn, người yêu của mình phải điều chuyển đi công tác xa, hay gia đình nhà anh đi nước ngoài mất. Thế là mình khổ. Mình muốn làm sao người thân, người yêu của mình cứ ở bên cạnh mình. Nhưng mà sự đời nó lại không được thế. Nó toàn trái ý mình thôi. Cái người mình muốn ở gần mình, toàn không được ở gần. Thế cho nên Đức Phật mới dạy: “Yêu thương phải xa lìa là nỗi khổ của chúng ta”.

Chúng ta thấy chắc rằng thương nhau mà phải xa rời là một sự khổ. Mà sự khổ này chúng ta ai cũng phải trải qua. Trong đời sống, có rất nhiều người để chúng ta thương yêu như cha mẹ, vợ chồng, bạn bè,… Nhưng không phải ai cũng ở với mình suốt cả cuộc đời. Nếu gặp duyên sự phải chia xa sẽ sinh ra buồn bã, khổ đau.

Cầu bất đắc khổ – Cầu mong không được là khổ

Trong cuộc đời, trong 2 chữ “Sinh”, “Tử” của chúng ta, tất cả ai cũng có mong cầu. Ví như khi kết thúc khóa thi, con làm luận văn tốt nghiệp, con được điểm cao, con được bằng xuất sắc. Hay cầu cho cha con mạnh khỏe, cầu cho mẹ con mạnh khỏe, cho gia đình con được yên ổn. Chúng ta thấy mình cầu vô số cái, cuộc đời chúng ta cầu mong nhiều lắm nhưng mà được mấy cái các con? Ít lắm. Cầu ngàn cái, giỏi lắm được một cái. Thế cho nên Phật mới nói là cầu không được toại ý là khổ, không được đúng ý mình là khổ.

Trong cuộc đời, dù ít dù nhiều chúng ta đều có những mong cầu, ước vọng. Người thì cầu công danh, tiền bạc. Người thì cầu sức khỏe, tình yêu, con cái,… Nhưng có một sự thật là rất ít khi chúng ta được toại ý. Khi những mong cầu của chúng ta không được toại ý thì sinh ra đau khổ, phiền não, tuyệt vọng. Cho nên chúng ta chắc chắn một điều rằng, cầu không được là một nỗi khổ của thế gian.

Oán tăng hội khổ – Ghét nhau mà gặp mặt là khổ

Còn cái khổ nữa là ghét nhau mà cứ phải chạm mặt. Các cụ nhà mình nói câu hay lắm: “Ghét của nào trời trao của ấy”. Cái mình không ưa thì nó cứ lù lù trước mặt. Ra gặp mặt, vào gặp mặt. Người mình không ưa, mình ghét lại cứ hay ở gần mình. Đấy gọi là: không ưa hay phải gặp mặt. Đó là cái khổ của chúng ta. Việc chạm mặt người mình không ưa là không thể tránh khỏi trong cuộc sống đời thường. Điều đó có thể dẫn đến tâm trạng bực bội, không vui. Phật dạy đó là nỗi khổ thứ bảy của chúng sinh.

Ngũ uẩn xí thạnh khổ – Nỗi khổ của thân thể

Còn cái khổ nữa là cái khổ của thân thể chúng ta. Ngay nơi thân, tâm chúng ta sinh ra rất nhiều phiền muộn, nỗi buồn bâng quơ, những điều vu vơ, những cái tự nhiên trong lòng thấy buồn, thấy chán, không biết nguyên nhân vì sao. Phật gọi đấy là cái thân ngũ ấm này, nó xí, nó thịnh, nó bừng cháy, nó làm thiêu đốt chúng ta rất khổ. Những ham muốn của thân thể, thân tâm chúng ta, chúng ta không được thỏa mãn, sinh ra bao nhiêu cái khổ ở trong thân tâm này, thiêu đốt chúng ta”.

Chúng ta thấy có tám điều khổ chính mà tất cả chúng sinh đều phải trải qua. Tuy nhiên, con người sống trong đời còn vô vàn những điều khổ khác.

Đức Phật đã thấy rõ gốc của khổ đau chính là vì vô minh; tức là không có đủ trí tuệ sáng suốt mà sinh ra tham đắm dục lạc, đam mê, tham đắm, chấp trước và ái dục là gốc của đau khổ.

Đức Phật đã thấy rõ gốc của khổ đau chính là vì vô minh; tức là không có đủ trí tuệ sáng suốt mà sinh ra tham đắm dục lạc, đam mê, tham đắm, chấp trước và ái dục là gốc của đau khổ.

Giá trị thực tiễn của Tứ Diệu Đế trong đời sống xã hội

Sự thật thứ hai trong Tứ diệu đế: Tập đế – Nguyên nhân của sự khổ

Sự thật thứ nhất Đức Phật thấy là Khổ đế còn sự thật thứ hai mà Ngài thấy chính là Tập đế – nguyên nhân chính xác của sự khổ.“Tập” là nguyên nhân tích tụ, huân tập lâu ngày mà thành; còn “đế” là sự thật. “Tập đế” là sự thật về các nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của chúng sinh.

Tập đế là nguyên nhân. Tập là nguyên nhân tích tụ thành cái khổ này. Thế thì tại sao lại có sự khổ này? Chúng ta không biết tại sao chúng ta bị khổ nhưng Đức Phật phát hiện ra nguyên nhân cội rễ mọi sự khổ của con người và của chúng sinh. Đó chính là cái vô minh của trí tuệ, cái ngu si của trí tuệ. Và tâm ái dục, ái dục tức là tham đắm dục lạc. Nguyên nhân sâu xa của khổ đau trong nhân loại và chúng sinh là tham ái dục, gọi là tham đắm ái dục, tức là mình tìm cầu dục lạc, khoái lạc của dục. Đó là nguyên nhân sâu xa của các khổ, tham đắm, bám chấp vào ái dục.

Như vậy, Đức Phật đã thấy rõ gốc của khổ đau chính là vì vô minh; tức là không có đủ trí tuệ sáng suốt mà sinh ra tham đắm dục lạc, đam mê, tham đắm, chấp trước và ái dục là gốc của đau khổ.

Sự thật thứ ba trong Tứ diệu đế: Diệt đế – Diệt hết đau khổ

Ngài phát hiện được sự thật thứ ba nữa. Đó là có trường hợp đoạn trừ được hết ái dục, đoạn trừ hết được vô minh. Có một trạng thái dứt được tất cả ái dục, vô minh, không còn đau khổ nữa. Gọi là diệt hết đau khổ. Loài người chúng sinh có thể diệt được hết đau khổ. Lúc đầu thì Ngài nói đời là khổ nhưng mà nếu chỉ tuyên bố đời là khổ thì đúng là bi quan, là chán đời. Nói đời là khổ thì chán lắm. Nhưng mà Đức Phật lại tuyên bố: Có thể diệt được hết đau khổ, đạt được cái sung sướng, hạnh phúc tuyệt đối. Có một hạnh phúc tuyệt đối. Nếu nghe theo, làm theo Đức Phật thì sẽ đạt được hạnh phúc tuyệt đối. Cái này gọi là diệt hết khổ, gọi là Diệt đế. Có Diệt đế – là sự thật tiêu diệt hết tất cả mọi sự khổ, chứ không phải là khổ mãi mãi đâu. Kêu khổ thì kêu thế thôi nhưng mà có cách để diệt khổ đấy”. Đức Phật đã dạy, có thể diệt được hết khổ đau, đạt được đến hạnh phúc chân thật hoàn toàn. Và Ngài đã dạy phương pháp diệt khổ trong sự thật thứ tư.

Với trí tuệ sáng suốt của bậc Toàn Giác, Đức Phật đã chỉ ra bốn sự thật trong kiếp nhân sinh: sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, cách diệt khổ và con đường chấm dứt khổ đau.

Với trí tuệ sáng suốt của bậc Toàn Giác, Đức Phật đã chỉ ra bốn sự thật trong kiếp nhân sinh: sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, cách diệt khổ và con đường chấm dứt khổ đau.

Giá trị thực tiễn của Tứ Diệu Đế trong đời sống gia đình

Sự thật thứ tư trong Tứ diệu đế: Đạo đế – Phương pháp diệt khổ

Đạo là con đường, là phương pháp; cũng như đạo Phật là con đường để đi đến thành Phật; Đạo đế chính là con đường, phương pháp diệt khổ mà Đức Phật đã tuyên thuyết. Có một sự thật thứ tư Đức Phật đã tìm ra, đó là con đường diệt khổ cho tất cả chúng sinh, gọi là Đạo đế. Con đường này là con đường gì? Gọi là con đường thực hành tám điều, gọi là Bát chính đạo. Khi Ngài chứng đạo là Ngài thấy rõ ràng hết tất cả mọi chuyện. Và đặc biệt nhất đối với con người chúng ta, Ngài tìm ra bốn sự thật là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Đây là sự thật của nhân loại, của chúng sinh chúng ta. Chúng sinh đều chịu khổ và có nguyên nhân, tại sao chúng sinh bị khổ là có nguyên nhân. Và Đức Phật khẳng định là có chỗ hết khổ, thực hành theo phương pháp của Đức Phật hướng dẫn sẽ đi đến chỗ hết khổ thật sự. Gọi là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bốn sự thật này gọi là Bốn thánh đế, hay còn gọi là Tứ diệu đế.

Như vậy, với trí tuệ sáng suốt của bậc Toàn Giác, Đức Phật đã chỉ ra bốn sự thật trong kiếp nhân sinh: sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, cách diệt khổ và con đường chấm dứt khổ đau. Đó chính là Tứ diệu đế – giáo lý hoàn chỉnh mang lại hạnh phúc vô tận cho chúng sinh. Đức Phật đã giương cao ngọn đuốc dẫn dắt chúng sinh ra khỏi nơi tăm tối vô minh bằng con đường Bát chính đạo. Mong rằng, mỗi người đệ tử Phật sẽ hiểu rõ và thực hành Tứ diệu đế để tìm cho bản thân mình sự chân hạnh phúc mà thế gian này không mang lại được.

> Xem thêm video Lời Phật dạy về phương pháp làm chủ bệnh tật:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm