Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tử nạn - Thái độ và các phản ứng tâm lý

Tình thương và sự hiểu biết nhân quả sẽ giúp người Phật tử gần gũi với cuộc đời, dấn thân vào xã hội bằng mọi cách. Ai không có của thì đóng góp bằng tấm lòng, không trực tiếp thì gián tiếp bằng nhiều hình thức như vận động, khuyến tấn, tán thán để chất liệu của lòng từ bi được gieo rắc khắp nơi.

> Tử nạn, một loại hình hoạnh tử

Thứ nhất, phản ứng từ phía xã hội thì lẫn lộn, khen ngợi và nhận định một cách máy móc cũng có. Người Phật tử đứng trước cảnh sinh ly tử biệt, phản ứng đầu tiên là thể hiện lòng từ bi bằng một phút mặc niệm để cầu nguyện cho các hương hồn ra đi trong trạng thái thiếu sự chuẩn bị được siêu thoát. Đối với những tình huống chết một cách đột ngột, nên làm lễ cầu siêu tập thể, chỉ cần mỗi người có tấm lòng là có thể thiết lập trai đàn cầu siêu giúp cho các nạn nhân. Niệm một câu thần chú Vãng Sanh, hoặc trì danh hiệu đức Phật A-di-đà bằng cả tấm lòng, truyền hết năng lượng từ bi và phước báu của ta mong các hương linh đừng tiếc nuối về gia đình, gia tài, sự nghiệp để về cảnh giới an lành của chư Phật. Nghĩa cử cao thượng này dù rất đơn giản nhưng mang ý nghĩa rất lớn, là hành trang công đức giúp cho người ra đi.

Niềm tin tôn giáo giúp họ tâm niệm rằng, trong lúc thực hiện nghĩa cử cao đẹp mà qua đời thì người đó sẽ được tái sanh vào cảnh giới cõi trời, cho nên chẳng có gì phải đau buồn. Ảnh minh họa.

Niềm tin tôn giáo giúp họ tâm niệm rằng, trong lúc thực hiện nghĩa cử cao đẹp mà qua đời thì người đó sẽ được tái sanh vào cảnh giới cõi trời, cho nên chẳng có gì phải đau buồn. Ảnh minh họa.

Thứ hai, phản ứng từ phía gia đình các nạn nhân cũng là một phản ứng lẫn lộn. Nhiều gia đình tự giằng xé lương tâm bằng những từ “giá mà” hoặc “phải chi”. Chẳng hạn: “phải chi mấy ngày trước tôi tìm cách ngăn cản con thì hôm nay nó đâu bị chết”, “muốn làm từ thiện thì có thể gởi tiền đến các cơ quan chuyển dùm, đâu cần phải đích thân đi...”, “phải chi tôi yêu cầu nó đi vào ban ngày thì nó đâu có chết”.. Đây là mệnh đề đặt giả thuyết về tình huống xảy ra, và ước nguyện của gia đình thân nhân đi ngược hoàn toàn với những tình huống đó. Điều này càng làm cho nỗi đau thêm dâng trào, thân nhân của người tử nạn không muốn thừa nhận cái chết đã diễn ra với người thân của họ. Sự tiếc nuối kéo theo những giọt nước mắt, nỗi đau, và trạng thái căng thẳng.

Trong trường hợp những người thân từng có quan hệ không tốt với người quá cố sẽ cảm thấy ân hận, tự trách móc bản thân: “phải chi mấy ngày vừa qua mình không xích mích với nhau, có lẽ người đó sẽ không đi từ thiện thì đâu xảy ra hậu quả như vậy.” Các phản ứng trên được kinh điển đạo Phật xác định, đó là tình thương yêu thiếu tính cách xây dựng và dẫn đạo bởi quy luật sống và chết, khiến khổ đau của người quá cố gia tăng. Người chết khi cảm nhận tình thương yêu của người còn lại không hướng họ về con đường siêu sanh thoát hoá thì cảm xúc yêu thương đó sẽ kéo dài tình trạng thân trung ấm, tức là cảnh giới trung gian giữa cái chết và một đời sống mới trong tiến trình tái sinh.

Nạn dịch và tập khí ăn uống: Cơ hội quán chiếu lại chính mình

Tình thương yêu và sự hiểu biết nhân quả sẽ giúp người Phật tử gần gũi với cuộc đời, dấn thân vào xã hội bằng mọi cách.

Tình thương yêu và sự hiểu biết nhân quả sẽ giúp người Phật tử gần gũi với cuộc đời, dấn thân vào xã hội bằng mọi cách.

Một phản ứng khác lại cảm thấy rất hãnh diện, tự hào vì người thân hi sinh trong lúc thực hiện nghĩa cử cao thượng cho xã hội, cộng đồng. Nỗi đau vẫn có, nhưng họ biết cách chuyển hoá nỗi đau bằng tâm lý tích cực. Khuynh hướng tâm lý tích cực hoàn toàn phù hợp với đạo lý nhà Phật về bản chất và giá trị đời sống thông qua cách thức sống như thế nào. Riêng cái chết có thể liên hệ đến nhiều yếu tố như quy luật nhân quả, rủi ro do bất cẩn, và nhiều tình huống khác. Vì vậy, đừng bận tâm về cách chết thương tâm hay chết thư thái, nhẹ nhàng để qui kết vào tình huống nghiệp nặng hay nhẹ. Trong nỗi khổ niềm đau của người được nhận, nếu thiên về cách giải thích tiêu cực về định nghiệp, định mệnh sẽ làm cho nỗi đau gia tăng gấp bội. Điều cần thiết nên chia sẻ là cái chết của người bị thảm nạn trên đường làm từ thiện là cái chết xứng đáng.

Trong suốt tám năm (từ 1994 đến 2002) tôi du học tại Ấn Độ, năm nào cũng theo dõi tin tức báo chí về những chuyến hành hương và làm từ thiện của người dân Ấn Độ. Mỗi năm, báo chí đều đưa tin những chuyến hành hương và từ thiện như thế thường gặp sự cố về tai nạn và chết dọc đường. Lúc ấy, có một mẩu tin đăng trên báo khiến tôi rất tâm đắc. Đó là gia đình một nạn nhân gặp nạn trong chuyến hành hương đã viết bài chia sẻ. Phần đầu nói về nỗi buồn và nước mắt của cuộc chia ly, vĩnh biệt người thân, và phần tiếp theo nói về niềm hãnh diện tự hào với một câu rất ấn tượng: “chúng tôi rất vui mừng vì người thân của chúng tôi được rước về Phạm Thiên”. Phạm Thiên là Chúa Trời theo quan niệm Ấn Độ giáo.

Chết do tai nạn sẽ tái sinh về đâu?

Trạng thái nuối tiếc sự sống bắt đầu xuất hiện trong tâm,“phải chi mình không đi từ thiện thì đâu bị chết như vậy”.

Trạng thái nuối tiếc sự sống bắt đầu xuất hiện trong tâm,“phải chi mình không đi từ thiện thì đâu bị chết như vậy”.

Niềm tin tôn giáo giúp họ tâm niệm rằng, trong lúc thực hiện nghĩa cử cao đẹp mà qua đời thì người đó sẽ được tái sanh vào cảnh giới cõi trời, cho nên chẳng có gì phải đau buồn. Tuy nỗi đau buồn, mất mát chắc chắn phải có bởi tình người, nhất là tình thân khó mà ngăn được dòng cảm xúc, nhưng niềm vui mừng, hãnh diện trước việc làm của người quá cố thì cận tử nghiệp này sẽ quyết định tiến trình tái sanh cho người ra đi. Nếu trong quá khứ ta từng có người thân bị tử nạn khi công tác từ thiện xã hội, hoặc do tai nạn giao thông, thiên tai, lũ lụt... thì nên quan niệm tương tự như thế. Không để cho nỗi buồn chi phối, mà hãy tìm cách phóng thích, chuyển hóa nó bằng khuynh hướng và suy nghĩ tích cực thì kẻ còn lẫn người mất đều cảm thấy an vui.

Thứ ba, phản ứng từ bản thân người làm từ thiện gặp tử nạn. Với tình huống 12 người gặp thảm nạn chết tại chỗ thì không ai đo lường được dòng cảm xúc và phản ứng tâm lý của họ như thế nào.

Đặt giả thuyết thứ nhất, những người này đang thiếp đi trong một giấc ngủ dài trên xe, và đến giữa khuya thì tai nạn xảy ra. Họ không hay biết hoặc ý thức về tai nạn xảy ra nhưng cái chết đã xuất hiện. Niềm hân hoan trong những ngày đi vận động các nhà hảo tâm đóng góp đã khiến họ giữ được trạng thái vui mừng, hạnh phúc cho đến lúc cái chết diễn ra. Tiến trình cận tử nghiệp trong an vui, hạnh phúc khi giúp đỡ người khác là hành trang quý báu, chắc chắn một trăm phần trăm rằng những người này khi tái sanh làm lại con người, trong tâm họ đã có sẵn cơ nghiệp, hạt giống làm từ thiện và hạnh phúc với việc từ thiện. 

Mất mát đó có thể để lại nỗi đau cho người thân của họ, nhưng bản thân người ra đi lại không ân hận, nuối tiếc, vì họ đã làm được việc đáng tán thán và có giá trị cho đời sau.

Tuy nỗi đau buồn, mất mát chắc chắn phải có bởi tình người, nhất là tình thân khó mà ngăn được dòng cảm xúc, nhưng niềm vui mừng, hãnh diện trước việc làm của người quá cố thì cận tử nghiệp này sẽ quyết định tiến trình tái sanh cho người ra đi.

Tuy nỗi đau buồn, mất mát chắc chắn phải có bởi tình người, nhất là tình thân khó mà ngăn được dòng cảm xúc, nhưng niềm vui mừng, hãnh diện trước việc làm của người quá cố thì cận tử nghiệp này sẽ quyết định tiến trình tái sanh cho người ra đi.

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Đặt giả thuyết thứ hai, trong tình huống cái chết xảy ra trong vài phút sau đó, tức là các nạn nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê, rồi tiếp theo cái chết đến từ từ, ít nhất là vài giây sau tai nạn. Trong tình huống này, bản thân nạn nhân - người không có lập trường dễ bị lay động và khuynh đảo niềm tin. Trạng thái nuối tiếc sự sống bắt đầu xuất hiện trong tâm,“phải chi mình không đi từ thiện thì đâu bị chết như vậy”. Chính tâm lý nuối tiếc này làm cho con đường tái sanh của các nạn nhân gặp nhiều trở ngại. Họ chưa sẵn sàng ra đi, và đến lúc tái sinh ở đời sau sẽ mang theo quán tính thói quen luôn dè dặt trước nghĩa cử cao thượng khi phải dấn thân làm việc thiện, mà không lý giải được tại sao. Có thể họ thích công việc từ thiện, nhưng khi được mời gọi thì họ luôn dè dặt, từ chối bằng cách này hay cách khác. Mong rằng các nạn nhân bị thảm nạn vừa qua không có cảm giác nuối tiếc vì nghĩa cử cao thượng đó.

Đề cập đến ba phản ứng tâm lý từ cộng đồng, người thân, và chính bản thân của nạn nhân để thấy rõ các góc độ tâm lý diễn ra ở mỗi người. Tình thương yêu và sự hiểu biết nhân quả sẽ giúp người Phật tử gần gũi với cuộc đời, dấn thân vào xã hội bằng mọi cách. Ai không có của thì đóng góp bằng tấm lòng, không trực tiếp thì gián tiếp bằng nhiều hình thức như vận động, khuyến tấn, tán thán để chất liệu của lòng từ bi được gieo rắc khắp nơi.

Trích từ sách: Chết đi về đâu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

"Ta bà thế giới" là gì?

Nghiên cứu 09:43 20/04/2024

Trong dân gian có cụm từ "đi ta bà thế giới", thường được hiểu là đi khắp nơi, song nhiều người không hiểu "ta bà" là gì.  

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Nghiên cứu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm