Công đức chép Kinh Pháp Hoa, hóa giải được oan gia
Thấy chú dê ta đang gặm cỏ và lá một mình, Phan Quả đã hợp sức cùng bạn bè bắt dê trói lại, sau đó mang về nhà. Trên đường mang về, dê ta khiếp sợ kêu to làm cho Quả lo sợ chủ nó sẽ nghe thấy. Do đó, Quả bèn cắt đứt lưỡi dê.
Vào thời nhà Đường, trong kinh đô có một người họ Phan tên thường gọi là Quả. Lúc còn trẻ, nhờ biết chút võ nghệ, lại thêm có đức tính nhân từ, vì thế xin được một chân tiểu lại trong huyện đường. Do đó mà Quả có cơ hội chơi bời cùng các bạn đồng trang lứa.
Một ngày nọ, trông thấy một con dê do chủ của nó bỏ sót lại trên một bãi đất hoang. Thấy chú dê ta đang gặm cỏ và lá một mình, Phan Quả đã hợp sức cùng bạn bè bắt dê trói lại, sau đó mang về nhà. Trên đường mang về, dê ta khiếp sợ kêu to làm cho Quả lo sợ chủ nó sẽ nghe thấy. Do đó, Quả bèn cắt đứt lưỡi dê. Sau khi hành động xong, lại cho mình là có tài trí hơn người, xử lý tình thế hợp tình hợp lý.
Sau khi mang dê về nhà, Quả đã cùng bạn bè giết dê làm thịt, chè chén vui chơi với nhau thỏa thích.
Nào ai có biết, một năm sau đột nhiên Phan Quả phát hiện lưỡi của mình ngày một ngắn dần và teo lại, phát âm khó khăn và ngọng nghịu. Quả biết mình đã lâm bệnh lạ, bèn xin từ chức tiểu lại.
Mười công đức khi tu học theo Kinh Pháp Hoa
Song quan huyện Phú Bình lúc bấy giờ là Trịnh Dư Khánh tình nghi anh ta có điều gì hư ngụy và gian dối. Cho nên gọi đến khám xét thì mới hay lưỡi của anh không được bình thường, chỉ còn ngắn ngủn, nhỏ xíu. Quan huyện mới hỏi nguyên nhân, Phan Quả bèn dùng bút viết rõ mọi sự tình.
Ngay lập tức, quan huyện ra lệnh cho thuộc hạ làm phúc để hồi hướng cho dê. Ngoài ra, còn khuyên Quả chép kinh Pháp Hoa để tiêu trừ nghiệp chướng. Phan Quả nghe phát tâm thành kính tha thiết, giữ gìn trai giới, vì dê tu phúc. Sau một năm, thật ngạc nhiên, lưỡi của Quả từ từ bình phục như xưa.
Phan Quả vui sướng vạn phần, vội đem mọi sự tình trình lại cho quan huyện. Khi hay tin, vị quan huyện cũng vui mừng khôn xiết, lại còn thăng chức cho Quả. Viên quan huyện Trịnh Dư Khánh vốn là một người thanh liêm chánh trực, tiếng tốt đồn xa, ông được nhân dân khắp nơi ca tụng.
Vào năm Trinh Quán thứ chín, ông được triều đình thăng đến chức Giám Sát Ngự Sử. Đây là câu chuyện do ông kể lại nhằm giúp cho mọi người cùng chiêm nghiệm vì lý nhân quả trong cuộc sống hằng ngày.
Trích: Thương yêu sự sống
Tác giả: G.B. Talovick.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Công đức chép Kinh Pháp Hoa, hóa giải được oan gia
Nghiên cứu 18:00 16/12/2024Thấy chú dê ta đang gặm cỏ và lá một mình, Phan Quả đã hợp sức cùng bạn bè bắt dê trói lại, sau đó mang về nhà. Trên đường mang về, dê ta khiếp sợ kêu to làm cho Quả lo sợ chủ nó sẽ nghe thấy. Do đó, Quả bèn cắt đứt lưỡi dê.
Tìm hiểu về bốn chân lý cao quý: Tại sao khát ái đưa đến tái sinh?
Nghiên cứu 13:39 16/12/2024Đêm giác ngộ năm 528 TCN, Đức Phật đã hướng tâm đến lậu tận trí, thấy biết như thật: Đây là Khổ; đây là Khổ Tập; đây là Khổ Diệt; đây là Con Đường Đưa Đến Khổ Diệt.
Thí thực cô hồn - nét đẹp văn hoá từ chốn Thiền môn đến đời sống người dân Huế
Nghiên cứu 10:08 16/12/2024Thí thực cô hồn - Trong chốn thiền môn, vào mỗi buổi chiều đều có nghi thức gọi là công phu chiều hay gọi thông thường là nghi cúng cháo. Nghi thức gồm có các bài kinh cầu siêu, sám hối và đặc biệt là nghi thức mông sơn thí thực. Trước đó khi thực hành nghi thức thì luôn luôn có một tô cháo lỏng hay gọi là cháo thánh, để cúng cho các quan cô hồn vào mỗi buổi chiều.
Nhân quả vết thương không thể lành
Nghiên cứu 10:37 14/12/2024Thời nhà Thanh có một người tên Chu Thanh, từ nhỏ đã kế thừa nghề y của cha, nhưng y thuật lại chỉ thuộc dạng lang băm...
Xem thêm