Tử nạn, một loại hình hoạnh tử
Quá trình con người sống trên cuộc đời này và những đời kiếp trong quá khứ đều tiếp xúc với vô số duyên khác nhau. Sự tác động của duyên đa chiều và phức tạp làm cho tâm, hành vi, lời nói và việc làm của con người thay đổi. Đồng thời, bản chất của nghiệp cũng từ đó mà thay đổi.
> Chết do tai nạn sẽ tái sinh về đâu?
Đoàn từ thiện trực thuộc Ủy ban nhân dân phường 13, quận Phú Nhuận đã lên đường với 800 phần quà gồm thực phẩm, quần áo, mền và tiền mặt nhanh chóng đến với đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung. Rủi ro thay trên đường đi, đoàn đã gặp sự cố tai nạn giao thông thảm khốc. 13 người trong đoàn với số lượng tử vong lên đến 12, trong đó gồm Chủ tịch Ủy ban phường và các cán bộ phường đều chết ngay tại hiện trường. Chỉ còn lại duy nhất một người sống sót, đó là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường 13. Tai nạn diễn ra vào lúc 2:35 phút sáng ngày 13.10. 2006 tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Tai nạn đã để lại nỗi thương tiếc và đau xót cho rất nhiều người. Ông Phạm Ngọc Thuý - người sống sót duy nhất cho biết, sau cú va chạm mạnh, toàn bộ những người trên xe không còn ai sống sót, máu chảy bê bết. Người dân ở vùng lân cận nghe tiếng va chạm quá lớn đã chạy ra giúp đỡ, kịp đưa ông đến bệnh viện cấp cứu. Xe của đoàn từ thiện đã bị một chiếc xe khách đi ngược chiều từ hướng Đà Lạt - Huế va vào, nhưng rất may tài xế và những hành khách trên xe đó chỉ bị thương, không có người tử vong.
Trước sự kiện này, các phương tiện báo chí, cơ quan đoàn thể và cộng đồng xã hội trên toàn quốc đã có lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân trước khổ đau của sinh ly tử biệt, khi mà các nạn nhân đang làm việc nghĩa cho cuộc đời. Bên cạnh đó, chắc chắn trong nhân gian cũng sẽ có những lời nhận định, đánh giá, mà đôi lúc thiếu sự hiểu biết về nhân quả nghiệp báo trong đạo Phật. Điều này làm thui chột không ít những tấm lòng làm việc nghĩa mà bị lâm nạn như tình huống vừa nêu.
Một số người lý giải rằng, có lẽ trong đời kiếp nào đó ở quá khứ, các nạn nhân này từng tạo thảm nạn cho người khác, nhưng vì không biết sám hối nên quả báo đã xảy ra với họ trong lúc đang thực hiện nghĩa cử cao đẹp. Lý giải như thế chẳng những không phản ánh được sự hiểu biết về kiến thức nhân quả, mà ngược lại làm băng giá những tấm lòng vàng của người cao thượng, bằng thái độ bàng quan và làm ngơ trước nỗi đau của kẻ khác.
Thực ra, không nên xác định người bị tử nạn trong lúc làm từ thiện có gốc rễ từ hạt giống nhân bất thiện nào đó trong quá khứ liên hệ đến cái chết và mạng sống. Vì không ai có thể biết rõ những chuyện xảy ra trong quá khứ. Lý giải một cách chủ quan gắn liền với gốc rễ nghiệp của quá khứ vô tình tạo ra học thuyết định mệnh. Đây là điều mà đức Phật đã nỗ lực tháo gỡ trong suốt mấy mươi năm hoằng pháp của Ngài. Ngài hướng dẫn mọi người không nên tin theo định nghiệp, dẫn đến định mệnh, có sự an bày, sắp đặt của Thượng đế hay đấng Thần linh, nếu muốn có đời sống hạnh phúc. Đức Phật đã xác quyết trong kinh điển rằng, ai chủ trương và tin vào học thuyết định mệnh chi phối đời sống hạnh phúc hoặc khổ đau của con người thì người đó đang tự dấn thân vào con đường của nỗi khổ niềm đau. Nếu tất cả mọi hạt giống tốt xấu từng gieo trồng trong quá khứ đều không thay đổi, tạo ra khuynh hướng quản định thì cuộc đời này đâu còn có hạnh phúc, làm việc bất hạnh phải gánh chịu khổ đau lâu dài.
Làm lành chết bất đắc kỳ tử có được siêu không?
Bản chất của nhân quả lệ thuộc nhiều vào duyên, thuận và nghịch cũng đều là duyên. Duyên là các yếu tố bao gồm điều kiện, môi trường, giáo dục, tâm lý, và những tác động của gia đình, xã hội thông qua sự giao tế với bạn bè và bản thân đương sự. Quá trình con người sống trên cuộc đời này và những đời kiếp trong quá khứ đều tiếp xúc với vô số duyên khác nhau. Sự tác động của duyên đa chiều và phức tạp làm cho tâm, hành vi, lời nói và việc làm của con người thay đổi. Đồng thời, bản chất của nghiệp cũng từ đó mà thay đổi.
Lý giải hợp lệ nhất trong tình huống thảm nạn của người làm công tác từ thiện nên dựa vào kinh Dược Sư. Bởi trong bản kinh này, đức Phật nêu ra chín loại hình hoạnh tử, mà trong đó có loại hình chết bất đắc kỳ tử khi nghiệp và tuổi thọ chưa kết thúc. Tác động của nghiệp chết bất đắc kỳ tử diễn ra trong tình huống gắn liền với sự bất cẩn của con người, được lý giải như là sự rủi ro và định mạng. Chết chìm trong lòng biển, chết do núi đè, chết do té hầm, chết do tai nạn giao thông đều thuộc về cái chết bất đắc kỳ tử. Nếu phân tích các dữ liệu được báo chí đưa tin sẽ thấy rõ tai nạn diễn ra vào giờ khuya 2:35 phút, đây là thời điểm mà các tài xế dễ ngủ gục. Hành khách trên xe từ 12 giờ trở đi đều chìm vào giấc ngủ, chỉ còn lại tài xế phải thức trắng, cùng với tư thế ngồi không được thoải mái suốt chặng đường dài, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng mỏi mệt; và trong một giây phút bất cẩn đã đưa hành khách vào thảm nạn.
Như vậy, tình huống chết bất đắc kỳ tử này thuộc về rủi ro do bất cẩn của người tài xế. Hoặc nói cách khác, có một số tình huống hoạnh tử bắt nguồn từ sự bất cẩn, sai sót dẫn đến tai nạn. Cái chết đã làm cho nhiều người phải chia tay với người thân, người thương để lại khổ đau cho những người còn sống. Là người Phật tử, nếu lý giải sự kiện tử nạn của người làm việc nghĩa từ gốc rễ định nghiệp sẽ làm cho nhiều người chán nản với đạo Phật. Hiểu sai về học thuyết nghiệp dẫn đến những lý giải sai và không thích hợp, xã hội sẽ hiểu sai về một đạo Phật chủ trương yếm thế. Từ đó về sau, những người làm việc nghĩa luôn cân nhắc kỹ lưỡng, bởi làm việc nghĩa mà để định nghiệp diễn ra trên nền tảng nhân quả giữa quá khứ và hiện tại chắc chắn sẽ làm họ không hài lòng. Trong tình huống tử nạn trên, xuất hiện ít nhất ba phản ứng tâm lý khác nhau.
Trích: Chết đi về đâu - Thượng tọa Thích Nhật Từ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa
Nghiên cứu 16:00 02/09/2024Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.
Xem thêm