Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/02/2021, 16:34 PM

Từ si mê thành sáng suốt

Vậy người học Phật pháp biết căn cứ vào điều gì? Vào nhân quả. Có nhiều người thắc mắc là: “Sao tôi đi chùa, làm những điều tốt, nhưng lại thường gặp chuyện xấu và đủ thứ tai nạn; còn người kia toàn làm việc ác mà lúc nào cũng gặp may mắn?”.

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Khi bất hạnh xảy ra, người si mê thường than trời trách người, hoặc đi cầu thần, cầu thánh để giải trừ tai nạn. Làm ăn thất bại thì họ có thể đến núi Bà Đen ở Tây Ninh hay chùa Bà ở Châu Đốc để cầu có tiền về tiếp tục làm ăn. Họ làm vậy là vì chưa biết đến Phật pháp, không hiểu được lý nhân quả. Những gì xảy ra trong cuộc sống hiện tại, dù may mắn hay bất hạnh, đều là kết quả của nhiều nhân đã gieo trong quá khứ. Vậy muốn tương lai được an vui, hạnh phúc, ngay bây giờ chúng ta cần phải gieo phước lành, phải tạo nhân tốt. Có nhân tốt mới có quả tốt, chứ không phải cứ đi cầu xin, vay mượn,... là sẽ được thần thánh ban phước, ban lộc. Người học Phật là phải hiểu rõ lý nhân quả, nếu quý vị còn suy nghĩ như vậy thì chưa đúng với tinh thần học Phật.

Là người đệ tử Phật chúng ta phải hiểu rõ luật nhân quả.

Là người đệ tử Phật chúng ta phải hiểu rõ luật nhân quả.

Có những người quá tin vào việc xem ngày giờ tốt xấu, họ nghĩ rằng làm việc gì cũng phải chọn được ngày giờ tốt thì mọi thứ mới suôn sẻ. Còn nếu không may làm nhầm ngày giờ xấu thì mọi việc sẽ thất bại. Để biết điều này có đúng hay không thì hãy xem ví dụ sau đây: Trong cuộc sống, các vấn đề liên quan đến hôn nhân, hạnh phúc gia đình luôn được coi trọng. Vậy nên, trước khi tổ chức lễ cưới, cô dâu và chú rể thường xem ngày giờ rất kỹ để mong sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Thế nhưng, trong mười cặp vợ chồng, liệu có mấy cặp sống được với nhau trọn đời? Nhiều cặp mới chung sống được vài ba năm, hay thậm chí chỉ mới năm, mười tháng mà đã xảy ra mâu thuẫn, đánh chửi nhau, dẫn tới ly thân rồi ly dị. Như vậy, hạnh phúc là do chính chúng ta quyết định chứ không phụ thuộc vào ngày giờ tốt xấu.

Chúng ta thử nghĩ xem giây phút hiện tại này là xấu hay tốt? Ngay trong giây phút này, có người đang vui và có người đang buồn; có chúng sinh vừa chào đời và cũng có chúng sinh vừa chết đi; có chúng sinh đang sống bình an và có chúng sinh phải chịu cảnh khổ đau, bất hạnh: bị chặt đầu, thọc huyết, bị móc ruột, moi gan, bị xay nghiền, nấu luộc,... Vậy thì làm gì có tốt hay xấu. Vì ngay giây phút này, trên thế giới có biết bao nhiêu người đang bị giết, bị chết, đang cơ cực, đau khổ; và cũng có biết bao nhiêu người đang được khỏe, được sống, đang ăn nhậu, vui cười. Quý vị có nhận ra sự thật này không? Chỉ khoảng một giây, một phút thôi mà biết bao nhiêu chuyện xảy ra, khổ có vui có. Bởi thế, chúng ta không nên đặt niềm tin vào ngày giờ tốt xấu. Đó mới đúng với lời Phật dạy, mới là người sáng suốt.

Tôi tìm đường giác ngộ

Hôm nay chúng ta làm nhiều điều thiện là ta đang gieo nhân tốt, khi đủ duyên thì chắc chắn sẽ trổ quả lành.

Hôm nay chúng ta làm nhiều điều thiện là ta đang gieo nhân tốt, khi đủ duyên thì chắc chắn sẽ trổ quả lành.

Vậy người học Phật pháp biết căn cứ vào điều gì? Vào nhân quả. Có nhiều người thắc mắc là: “Sao tôi đi chùa, làm những điều tốt, nhưng lại thường gặp chuyện xấu và đủ thứ tai nạn; còn người kia toàn làm việc ác mà lúc nào cũng gặp may mắn?”. Rồi họ đâm ra nghi ngờ này nọ. Đó là do họ chưa hiểu rõ về nhân quả. Sở dĩ chúng ta làm điều tốt mà vẫn gặp tai nạn và những chuyện không may là vì ta đang phải trả quả của nhân xấu đã gieo trong quá khứ. Quá khứ gieo nhân nào, bây giờ nhận quả đó. Hiện tại người làm ác vẫn gặp được điều lành là vì họ đang được hưởng quả tốt từ những việc đã làm trong quá khứ. Còn những việc ác họ gây ra, đến tương lai mới phải gánh chịu. Hôm nay chúng ta làm nhiều điều thiện là ta đang gieo nhân tốt, khi đủ duyên thì chắc chắn sẽ trổ quả lành. Cũng giống như việc trồng cây, muốn ra hoa kết quả phải trải qua thời gian ba năm, năm năm hoặc mười năm, không thể vừa trồng hôm trước mà hôm sau đòi có quả ăn liền được. Chúng ta không hiểu điều này thì dễ sinh ra nghi ngờ, mất niềm tin rồi lười biếng tu tập. Sau khi thấu đáo lý nhân quả thì chúng ta sẽ không mù quáng tin vào những gì vô căn cứ nữa. Đó chính là chuyển từ si mê thành sáng suốt.

Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ

Trích "Tu là tiến"

Thượng tọa Thích Chân Tính

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm