Thứ bảy, 16/03/2024, 08:42 AM

Từ thường gặp trong Đạo Phật: Hoan hỉ là gì?

Nhiều Phật tử thường dùng từ "hoan hỉ" khi nói về niềm hân hoan, niềm vui, hạnh phúc. Vậy hoan hỉ là gì và làm sao để nuôi dưỡng tâm hoan hỉ?

 Hán tạng: 歡 喜; C: huānxǐ; J: kanki;

1. Niềm vui, sự hân hoan, hạnh phúc. Niềm vui phát sinh do thành tựu công hạnh tu tập, làm thăng hoa con người;

hoan hi

2. Giai vị đầu tiên trong Thập địa của hàng Bồ Tát (S: pramuditā), được giải thích rộng trong phẩm Thập địa của kinh Hoa Nghiêm. Trong phẩm này, Đức Phật định nghĩa "hoan hỉ"  là "tăng trưởng niềm tin; tin và hiểu một cách trong sáng; thành tựu lòng từ bi ; trang nghiêm thân bàng pháp sám hối; có lòng khoan dung; gieo trồng thiện căn không ngưng nghỉ; tam không chấp trước; không tham lợi dưỡng, không mong cầu được cung kính tôn trọng; không đắm trước cuộc sống gia đình của cải, vui thích tìm cầu trí thức viên mãn; xa lìa luống dối hư vọng; thực hành đúng với lời nói; không làm theo những gì thế gian mong muốn". Như vậy, "hoan hỉ" có nghĩa là chân chính tu tập các đức hạnh;

3. Hoan hỉ khi nhập vào Tịnh độ;

4. Tên cõi Đức A-súc-bệ Như Lai đang giáo hoá (Hoan hỉ quốc 歡 喜 國).

Cách nuôi dưỡng tâm hoan hỷ

Vị học giả Phật giáo thế kỷ thứ 5, Ngài Phật Âm (tiếng Phạn: Buddhaghosa) đã đưa ra lời khuyên về việc nuôi dưỡng và phát triển tâm hoan hỷ trong công trình nổi tiếng nhất của ông, Visuddhimagga – Con Đường Thanh Tịnh.

Người mới bắt đầu phát triển tâm hỷ, Buddhaghosa nói, “không nên tập trung vào người thân yêu, kẻ thù hoặc một người trung lập. Thay vào đó, hãy bắt đầu với một người vui vẻ là một người bạn tốt.”

Hãy chiêm ngưỡng sự vui vẻ này với sự đánh giá cao và để nó lấp đầy bạn. Khi trạng thái của niềm vui đồng cảm này mạnh mẽ, hãy hướng nó đến một người thân yêu, một người trung lập, và cuối cùng là một người gây khó chịu cho bạn.”

Giai đoạn tiếp theo là phát triển tính công bằng giữa bốn người – người thân, người trung lập, kẻ thù và bản thân mình. Và sau đó, tâm hoan hỷ sẽ được mở rộng để đón nhận tất cả chúng sinh.

Trên thực tế, quá trình này không thể xảy ra trong một buổi chiều. Hơn nữa, Ngài Phật Âm nói, chỉ có những người đã phát triển sự hấp thụ mới có thể thành công. “Hấp thụ” ở đây đề cập đến trạng thái thiền định sâu, trong đó ý thức về bản ngã và sự riêng biệt biến mất.

Từ điển Phật học online

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm