Tu và tâm
Chúng ta với Phật không khác, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản tâm của mình, nên làm chúng sanh; Chư Phật đã chứng được cái bản tâm ấy rồi, nên các Ngài thành Phật.
Chữ "Tu" nghĩa là sửa; sửa cái xấu trở lại cái tốt, sửa các dở trở lại hay, sửa cái quấy trở lại phải, sửa phàm Thánh. Như nhà cửa hư hao, đất vườn u trệ, nay sửa lại cho tốt đẹp, như thế gọi là "Tu bổ" Thân thể lôi thôi hành vi bẩn thỉu, nay sửa lại cho đàng hoàng, như thế gọi là "Tu thân". Tâm tánh ô trược tham lam, tật đố, tà kiến, si mê… nay sửa lại trở nên tâm tánh tốt đẹp, như thế gọi là "Tu Tâm".
"Tâm" là "cái hiểu biết phân biệt", cũng gọi là "phần tinh thần". Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, trắng và vàng gì. Không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chân rờ đụng được tâm; chỉ có thấy cái tác dụng của nó, nên biết có tâm. Cũng như "điện", người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào neon, thì thấy đèn sáng, cho vào quạt thì thấy quạt xoay…. Vì thế, nên người ta biết có điện- Tâm chúng ta cũng thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe và phân biệt… nên chúng ta biết có Tâm.
Chánh niệm là ngôi nhà của tâm
Tâm có chia làm hai phân; Chân và Vọng. Đứng về phần chân tâm (thế) thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay tâm trí suy nghĩ được, mà cần phải tự chứng ngộ, nên trong kinh nói: "Rời tướng nói năng, rời tướng danh tự, rời tướng tâm duyên" Song đứng về phần "vọng tâm", thì có thể nói năng và phân biệt được.
Trong bài này, tôi chỉ bàn về "vọng tâm" (thức). Khi chúng ta hiểu biết và dẹp trừ được cái "vọng" rồi, thì "chân tâm" hiện ra. Cũng như sóng lặng rồi, thì tánh nước bằng phẳng tự hiện.
Ý nghĩa của chữ 'tu' là tu tâm sửa tánh
Thưa quý vị! Như trên tôi đã nói: "Tâm không có hình tướng: dài, ngắn, vuông, tròn, hay xanh, đỏ, trắng, vàng gì, nên không thể dùng mắt thấy, tai nghe, hay rờ mó được Tâm. Song nhờ thấy cái tác dụng của nó nên chúng ta mới biết có "Tâm".
Mọi người không phải chỉ có năm "giác quan" mà có đều đến tám cái "Biết", tức là tám cái Tâm. Theo Duy thức học gọi là "Tám thức" (tám cái Biết). Tám cái Tâm này đều có chủ quyền thống lãnh mỗi chỗ; cũng như mỗi ông Vua ngự trị mỗi nước, nên trong Duy thức học gọi là "Tám Tâm Vương".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Xem thêm