Chủ nhật, 13/10/2019, 08:38 AM

Tu viện Sakya: Nơi nắm giữ kho báu của Phật giáo Tây Tạng

40.000 kinh thư cổ, hàng nghìn bức tranh Phật giáo cùng lễ hội đặc sắc là kho báu đồ sộ tại tu viện Sakya.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt

Tu viện Sakya nằm ở quận Sakya, phía tây nam của thành phố Shigatse, vùng tự trị Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là tu viện chính của Phật tử Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: China daily.

Tu viện Sakya nằm ở quận Sakya, phía tây nam của thành phố Shigatse, vùng tự trị Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là tu viện chính của Phật tử Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: China daily.

Ban đầu, công trình bao gồm cả các tu viện phía bắc và phía nam. Tuy nhiên tu viện phía bắc đã hư hỏng. Ảnh: Tibet Vista.

Ban đầu, công trình bao gồm cả các tu viện phía bắc và phía nam. Tuy nhiên tu viện phía bắc đã hư hỏng. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện Sakya thường được gọi là

Tu viện Sakya thường được gọi là "Đôn Hoàng thứ hai", với bộ sưu tập khổng lồ hơn 40.000 cuốn sách kinh Phật. SakyaKloster có kệ sách đặt khoảng 10.000 bản kinh thư cổ. Các giá sách bao gồm cả hai bên của căn phòng từ dưới sàn lên đến trần. Các kệ ở mỗi bên có chiều dài 57 m và cao 11 m. Đây cũng là quê hương của kinh thư lớn nhất thế giới, BurdeGyaimalung, dài gần 2 m. Kinh thư là một bản ghi chép về tôn giáo, văn hoá, lịch sử, triết học, văn học và nông nghiệp Tây Tạng nặng hơn 500 kg. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn nổi tiếng vì những bức tranh tường hoành tráng và Thangka - tranh Phật giáo Tây Tạng vẽ trên vải bông hoặc lụa. Đa số các bức tranh đều có từ triều đại nhà Nguyên (1271-1368). Trong số đó có một số bức tranh tường nổi bật và quý giá mô tả chân dung của các nhà sáng lập của Sakya hay cuộc gặp của Phakpa với Hốt Tất Liệt. Hơn 3.000 Thangka từ triều Tống (960-1279), triều Nguyên và triều đại nhà Minh (1368-1644) được coi là kho báu của nền văn hoá Phật giáo Trung Quốc. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn nổi tiếng vì những bức tranh tường hoành tráng và Thangka - tranh Phật giáo Tây Tạng vẽ trên vải bông hoặc lụa. Đa số các bức tranh đều có từ triều đại nhà Nguyên (1271-1368). Trong số đó có một số bức tranh tường nổi bật và quý giá mô tả chân dung của các nhà sáng lập của Sakya hay cuộc gặp của Phakpa với Hốt Tất Liệt. Hơn 3.000 Thangka từ triều Tống (960-1279), triều Nguyên và triều đại nhà Minh (1368-1644) được coi là kho báu của nền văn hoá Phật giáo Trung Quốc. Ảnh: Tibet Vista.

Lakhang Chenmo là sảnh chính của tu viện. Với diện tích khoảng 5.800 m2 Lakhang Chenmo có thể chứa được 10.000 nhà sư tụng kinh cùng một lúc. Bên trong sảnh, du khách được chiêm ngưỡng tượng 3 vị Phật - Dipamkarara, Sakyamuni và Maitreya - và 5 nhà sáng lập của Sakyapa. Ảnh: Tibet Vista.

Lakhang Chenmo là sảnh chính của tu viện. Với diện tích khoảng 5.800 m2 Lakhang Chenmo có thể chứa được 10.000 nhà sư tụng kinh cùng một lúc. Bên trong sảnh, du khách được chiêm ngưỡng tượng 3 vị Phật - Dipamkarara, Sakyamuni và Maitreya - và 5 nhà sáng lập của Sakyapa. Ảnh: Tibet Vista.

Không chỉ là nơi tham quan, tu viện Sakya còn là nơi mọi người tới cầu nguyện. Ảnh: Tibet Vista.

Không chỉ là nơi tham quan, tu viện Sakya còn là nơi mọi người tới cầu nguyện. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn giảng dạy 10 ngành khoa học khác nhau. Ảnh: Tibet Vista.

Tu viện còn giảng dạy 10 ngành khoa học khác nhau. Ảnh: Tibet Vista.

Một trong những điểm nổi bật khác tại Sakya là lễ hội múa Chăm được tổ chức hàng năm. Trong lễ hội, các thầy tu đeo mặt nạ, mặc trang phục sặc sỡ và nhảy những điệu nhảy truyền thống. Lễ hội được tổ chức trong 2-3 ngày vào đầu năm và là một sự kiện lớn trong lịch lễ hội Phật giáo. Ảnh: Tibet Vista.

Một trong những điểm nổi bật khác tại Sakya là lễ hội múa Chăm được tổ chức hàng năm. Trong lễ hội, các thầy tu đeo mặt nạ, mặc trang phục sặc sỡ và nhảy những điệu nhảy truyền thống. Lễ hội được tổ chức trong 2-3 ngày vào đầu năm và là một sự kiện lớn trong lịch lễ hội Phật giáo. Ảnh: Tibet Vista.

Theo: ZingNews

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Media 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

Xem thêm