Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/09/2019, 09:44 AM

Tụng kinh cầu siêu có thực sự siêu hay không?

Cầu siêu lúc còn sống là sao? Bởi vì hai chữ cầu siêu, nó có nghĩa là mong mỏi vượt qua mọi khổ đau. Nhưng nếu chúng ta chỉ cầu siêu suông bằng cách nói như thế, thì ngàn đời cũng không thể nào vượt qua khỏi khổ đau được.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Đức Phật 

Hỏi: Việc tụng kinh cầu siêu cho người đã mất có thật sự siêu hay không?

Muốn vượt qua khỏi khổ đau, thì chúng ta cần phải tu. Nghĩa là chúng ta cần phải làm lành lánh dữ. Điều gì xấu ác, không lợi cho bản thân và tha nhân, thì chúng ta quyết định không làm. Ảnh minh họa

Muốn vượt qua khỏi khổ đau, thì chúng ta cần phải tu. Nghĩa là chúng ta cần phải làm lành lánh dữ. Điều gì xấu ác, không lợi cho bản thân và tha nhân, thì chúng ta quyết định không làm. Ảnh minh họa

Đáp: Vấn đề này, thú thật chúng tôi không thể nào trả lời một cách quả quyết dứt khoát được. Bởi không thấy, không biết, thì làm sao dám nói quả quyết. Tuy nhiên, theo chỗ học hiểu của chúng tôi, thì người Phật tử hay không phải Phật tử, tốt hơn hết là mình nên cầu siêu cho chính mình lúc còn sống.

Cầu siêu lúc còn sống là sao? Bởi vì hai chữ cầu siêu, nó có nghĩa là mong mỏi vượt qua mọi khổ đau. Nhưng nếu chúng ta chỉ cầu siêu suông bằng cách nói như thế, thì ngàn đời cũng không thể nào vượt qua khỏi khổ đau được.

Bài liên quan

Muốn vượt qua khỏi khổ đau, thì chúng ta cần phải tu. Nghĩa là chúng ta cần phải làm lành lánh dữ. Điều gì xấu ác, không lợi cho bản thân và tha nhân, thì chúng ta quyết định không làm. Như người Phật tử, sau khi quy y thọ ngũ giới rồi, quyết tâm gìn giữ không phạm, được thế, thì hiện đời đã siêu rồi, còn nói gì đến đời sau. Ngược lại, điều xấu ác luôn làm, thì làm sao tránh khỏi quả báo khổ đau.

Có người vì quá tham lam, sân hận, gây ra thảm cảnh cướp của giết người. Có người vì nghiện ngập cờ bạc, rượu chè say sưa, hút xách, không kiềm chế được tính xấu, nên đã gây ra nhiều tội phạm, bị pháp luật trừng trị hình phạt tương xứng theo nhân mà họ đã gây tạo, như bị đánh đập tra khảo tù đày…

Như thế, thì làm sao chúng ta có thể cầu cho người đó siêu được? Không thể người này ăn, người khác lại no, hay người này học, người kia biết chữ. Làm gì có chuyện ngược đời như thế. Như vậy là phản với luật nhân quả. Cũng thế, khi một người tạo tội đã bị giam cầm hình phạt, thì ta không thể tối ngày cầu nguyện nói rằng: Xin cho người đó hết tội! xin cho người đó hết tội!

Thử hỏi cầu nguyện như thế người đó có hết tội hay không? Hay là chính do người đó phải cải hối ăn năn qua những hành động mình đã làm và phải thể hiện những hành động cụ thể cho người có trách nhiệm trông coi mình, biết mình có thật tâm cải thiện. Chừng đó, người ta mới xét đến mà ân xá hoặc tha cho.

Tự mỗi người phải lo tu, đừng bao giờ ỷ lại vào bất cứ ai kể cả Phật, Bồ tát, vì các Ngài cũng không thể cứu vớt chúng ta, bằng thần lực hay đưa tay cứu khổ. Ảnh minh họa

Tự mỗi người phải lo tu, đừng bao giờ ỷ lại vào bất cứ ai kể cả Phật, Bồ tát, vì các Ngài cũng không thể cứu vớt chúng ta, bằng thần lực hay đưa tay cứu khổ. Ảnh minh họa

Còn những lời cầu nguyện van xin kia, chỉ có tính cách giúp cho tội nhân kia cảm động mà hồi tâm cải ác tùng thiện, cải tà quy chính, chuyển đổi ở nơi tâm thức và hành động. Chớ nó không có một thần lực nào cứu vớt người đó khỏi tội được. Như vậy, việc cầu siêu chỉ là một trợ duyên thôi. Tất cả đều tùy thuộc vào đương sự. Khổ vui chính do người đó tự quyết định lấy.

Bài liên quan

Hiểu theo ý nghĩa cầu siêu như thế, thì người Phật tử không còn ỷ lại vào chư Tăng, Ni tụng kinh cầu siêu nữa. Bởi thực tế, thì chư Tăng, Ni cũng phải cầu siêu cho chính họ. Và khi tụng thì tụng theo xưa bày nay làm, chớ thật sự không có một vị Tăng, Ni nào dám quả quyết là siêu hay không siêu. Thực tế là như thế.

Tóm lại, tự mỗi người phải lo tu, đừng bao giờ ỷ lại vào bất cứ ai kể cả Phật, Bồ tát, vì các Ngài cũng không thể cứu vớt chúng ta, bằng thần lực hay đưa tay cứu khổ.

Các Ngài chỉ cứu khổ cho chúng sinh bằng cách chỉ dạy qua những lời được kết tập trong kinh điển.

Nếu chúng ta y cứ vào đó mà hành trì, thì đó là chính ta tự cứu lấy ta vậy. Và như thế mới là thượng sách và mới đúng với ý nghĩa cầu siêu. Bằng ngược lại, thì chúng ta sẽ chuốc khổ dài dài đi mãi trong vòng luân hồi khổ đau bất tận. Kính mong mọi người nên tự xét lấy!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vì sao chọn ba tháng mùa hạ làm thời gian để An cư kiết hạ?

Hỏi - Đáp 16:05 08/05/2024

Hỏi: Tại sao ba tháng mùa hạ được chọn làm thời gian cho An cư kiết hạ mà không phải là thời gian khác?

Làm nghề buôn bán gặp nhiều “dối trá” thì nên làm gì?

Hỏi - Đáp 16:32 05/05/2024

Con hàng ngày làm nghề buôn bán, nhìn thấy nhiều sự dối trá, nghe thấy nhiều lời dối trá làm lòng con không có niềm tin vào cuộc đời. Con phải làm gì trước những suy nghĩ này. Con mong quý Thầy giải đáp giúp con?

Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?

Hỏi - Đáp 15:00 04/05/2024

Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?

Bị chướng duyên có phải là do thiếu phước không?

Hỏi - Đáp 15:20 03/05/2024

Hỏi: Thưa Sư Cô, con làm gì cũng bị chướng duyên có phải do con thiếu Phước và nhiều bất thiện nghiệp không ạ?

Xem thêm