Thứ bảy, 20/07/2019, 20:00 PM

Đem kinh vào phòng bệnh để tụng đọc được không?

Tu tập trên giường bệnh chủ yếu là tùy duyên. Lúc sức khỏe tương đối ổn định, ít đau đớn thì bạn nằm vận tâm quán tưởng đảnh lễ Tam bảo rồi giở kinh tụng đọc, trì chú, niệm Phật… rồi hồi hướng như bình thường.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

HỎI:

Mỗi ngày tôi đều trì chú Đại bi, tụng kinh, niệm Phật và sám hối trước bàn thờ Phật. Nay tôi bị bệnh, sắp tới phải mổ chân nên chỉ nằm trong phòng, không đi lại được. Tôi không muốn gián đoạn công phu quá lâu. Vậy tôi có thể mang kinh vào phòng để nằm trì chú, đọc kinh và niệm Phật được không?(DIỆU QUÝ, chunghoa1951@yahoo.com)

ĐÁP:

Tu tập trên giường bệnh chủ yếu là tùy duyên. Lúc sức khỏe tương đối ổn định, ít đau đớn thì bạn nằm vận tâm quán tưởng đảnh lễ Tam bảo rồi giở kinh tụng đọc, trì chú, niệm Phật… rồi hồi hướng như bình thường. Ảnh: Internet

Tu tập trên giường bệnh chủ yếu là tùy duyên. Lúc sức khỏe tương đối ổn định, ít đau đớn thì bạn nằm vận tâm quán tưởng đảnh lễ Tam bảo rồi giở kinh tụng đọc, trì chú, niệm Phật… rồi hồi hướng như bình thường. Ảnh: Internet

Bạn Diệu Quý thân mến!

Bài liên quan

Khi khỏe mạnh, việc thực hành công phu bái sám tốt nhất là trước bàn thờ Phật. Tuy nhiên khi bệnh tật thì bạn có thể phương tiện tùy duyên để duy trì công phu tu tập của mình, không cho gián đoạn. Vì thế, bạn có thể mang kinh sách vào phòng của mình để tụng đọc, trì chú, niệm Phật mà không có gì trở ngại cả.

Tu tập trên giường bệnh chủ yếu là tùy duyên. Lúc sức khỏe tương đối ổn định, ít đau đớn thì bạn nằm vận tâm quán tưởng đảnh lễ Tam bảo rồi giở kinh tụng đọc, trì chú, niệm Phật… rồi hồi hướng như bình thường. Khi mệt và đau nhức, bạn có thể không tụng đọc, chỉ chuyên tâm vào một pháp mà bạn đã thuần thục như trì chú, niệm Phật; trì niệm được chừng nào tốt chừng nấy.

Ngoài thực hành tụng niệm, bạn nên quán tưởng về vô thường của thân, tâm và thế giới. Thấy rõ sinh già bệnh chết là lẽ thường nhiên của thân này. Hoan hỷ chấp nhận tất cả những thay đổi của thân tâm do già bệnh, thậm chí là cả cái chết. Quán tưởng về đặc tính duyên sinh của cảm thọ để xả buông cho những đau đớn trôi đi nhẹ nhàng hơn. Song hành với điều trị thân bệnh, nếu biết ứng dụng tu tập theo Chánh pháp thì tâm bệnh cũng giảm thiểu, an lành góp phần cho quá trình chữa bệnh tích cực hơn.

Nguồn: Giacngo.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm